Vì sao các đối tượng hình sự có thể làm giả được bệnh án tâm thần

ANTD.VN - Những ngày qua, vụ việc đường dây làm giả bệnh án tâm thần cho một số đối tượng hình sự nhằm trốn tránh việc điều tra, xử lý của cơ quan công an bị phát hiện đã gây chấn động dư luận. Với " bùa hộ mệnh" này, các đối tượng đã nhỏ nhơ ngoài vòng pháp luật trong một thời gian dài cho tới khi bị cơ quan công an lật tẩy, bắt giữ...

Để có thể trốn thoát được sự trừng phát của pháp luật, Lê Thanh Tùng, 32 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, luôn “thủ sẵn” bệnh án tâm thần với kết luận "Tâm thần phân liệt thể hoang tưởng". Tùng là đối tượng cầm đầu nhóm hoạt động có tính chất băng nhóm thanh toán lẫn nhau nhưng với bệnh án này, không ít lần Tùng  đã thoát thân.

Việc Công an TP Hà Nội đấu tranh, triệt phá thành công đường dây làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần là tiếng chuông cảnh tỉnh các đối tượng phạm tội. Đó là mọi hành vi vi phạm pháp luật đều sẽ bị xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, để có được kết quả đấu tranh này, các điều tra viên thuộc cơ quan CSĐT công an TP Hà Nội đã trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách.

Cũng theo các chuyên gia, việc lập hồ sơ bệnh án giả này cũng cho thấy kẽ hở trong việc kiểm tra giám sát của các nhân viên y tế, trong đó có kiểm tra chéo và công tác quản lý còn buông lỏng.