Từ văn hoá xếp hàng khi đi tàu, nghĩ về 'bức tranh' giao thông Hà Nội

ANTD.VN - Xếp hàng là một nét văn hóa cần có trong 1 xã hội văn minh và đặc biệt cần phải có ở những nơi đông người, những nơi công cộng như bến xe, nhà ga. Nó thể hiện sự tôn trọng quyền lợi của những người xung quanh. Thế nhưng, thực tế thì không phải ai cũng đặt quyền lợi của cộng đồng lên trên quyền lợi của cá nhân. 

1 tuyến đường sắt đô thị của Việt Nam đi vào hoạt động. Nó như một trải nghiệm rất mới lạ đối với người dân Thủ đô. Háo hức … hiếu kỳ … và sốt ruột... Đó là tâm lý của rất đông người dân đang đứng ở đây. Và quả thật thì sự hiếu kỳ và tò mò có sức mạnh lớn hơn rất nhiều ý thức phòng chống dịch... và cả sự cảnh giác đối với nguy hiểm nữa.

Anh Nguyễn Việt Anh – Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội: Nó khá là tiêu cực, người Việt mình cái văn hóa xếp hàng hầu như rất ít, thường mọi ngừoi đi hay chen lấn. Việc đi như thế không tốt vì đây là dịch vụ công cộng nên phụ thuộc nhiều vào ý thức mỗi người.

Thất vọng khi ở trên … nhưng ở dưới thì văn hóa xếp hàng lại tiếp tục được lờ đi. Có lẽ khó có 1 nơi nào… mà người dân lại rất biết cách chớp lấy cơ hội như ở Hà Nội. Những khoảng trống được mở ra … và chỉ nháy mắt đã đóng lại ... trở thành vị trí của những người nhanh con mắt, lẹ tay ga. Thậm chí họ cũng chẳng ngần ngại... sẵn sàng chà đạp lên quyền lợi chính đáng của người đi bộ trên vỉa hè.

Có lẽ câu chuyện “Trâu chậm uống nước đục” không còn quá phù hợp với cái cách vận hành của một đô thị hiện đại. Việc tham gia giao thông trong một đô thị lớn, dù là công cộng hay cá nhân thì cũng đòi hỏi những nguyên tắc và quy củ chặt chẽ dựa trên ý thức tự giác của mỗi cá nhân. Và đường thì sẽ vẫn còn tắc ... khi mà ý thức chưa được thông.