- Mượn xe, thuê xe vượt đèn đỏ, đi ngược chiều bị phạt nguội, chủ xe hay lái xe phải nộp phạt?
- Lái 'xe ôm' công nghệ gắn điện thoại lên đầu xe xem đường đi có bị phạt tới 14 triệu đồng?
- Vi phạm giao thông có được nộp phạt trả góp, khi nào được hoãn nộp phạt?
Về thẩm quyền xử phạt, trừ điểm, phục hồi điểm bằng lái xe của Công an nhân dân, Điều 43 Nghị định 168/2024 quy định, chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng.
Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 2.500.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng…
Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 15.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng…
Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 37.500.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính…
Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 75.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định…
Về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND các cấp, Điều 42 Nghị định 168/2024 nêu rõ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng…
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 37.500.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính…
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 75.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện…
Cũng theo Nghị định 168/2024, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải có quyền phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 37.500.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng…
Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 75.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn…