Triển lãm Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1954

(ANTĐ) - Tính đến thời điểm này, việc trưng bày cho công chúng một cách có hệ thống về diện mạo báo chí Việt Nam chỉ được thực hiện hai lần và lần cuối cũng đã từ năm 1966 tại Sài Gòn.

Triển lãm Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1954

(ANTĐ) - Tính đến thời điểm này, việc trưng bày cho công chúng một cách có hệ thống về diện mạo báo chí Việt Nam chỉ được thực hiện hai lần và lần cuối cũng đã từ năm 1966 tại Sài Gòn.

Nối tiếp hai cuộc triển lãm diễn ra đã lâu, từ ngày 16-6 đến 20-6, tại Thư viện Hà Nội, nhân kỷ niệm 85 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Diễn đàn Sachxua.net, Thư viện Hà Nội và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây tổ chức Triển lãm “Báo chí Việt Nam (1865-1954) - Quá trình hình thành và phát triển”. Triển lãm sẽ đưa đến cho người xem một góc nhìn về báo chí trong suốt 145 năm qua, kể từ khi tờ báo đầu tiên của nước nhà (tờ Gia Định Báo) ra đời.

Cuộc triển lãm lần này trưng bày 100-150 tờ báo quan trọng trong lịch sử báo chí Việt Nam, các hiện vật liên quan đến nghề báo như mũ, máy ảnh, thẻ nhà báo của các nhà báo nổi tiếng như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng, hình ảnh các nhà báo tên tuổi, các tòa báo xưa... Đặc biệt trưng bày thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam bộ (bản gốc có thủ bút và chữ ký của Bác) để đăng báo Cứu quốc năm 1946 (tư liệu của gia đình nhà văn Nguyễn Huy Tưởng).

Cũng trong khuôn khổ cuộc triển lãm sẽ diễn ra cuộc tọa đàm “Quá trình phát triển báo chí quốc ngữ giai đoạn 1865 - 1954” với sự tham gia của các nhà nghiên cứu hàng đầu sẽ đánh giá về vai trò của báo chí trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Đây là hoạt động thiết thực của các nhà sưu tập trên cả nước để chào mừng 145 năm ngày ra đời tờ báo quốc ngữ đầu tiên, 85 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.            

Khả Hàn