Trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Ngày 24/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 10/01/2021 và áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một số điểm mới đã được cụ thể hóa tại Nghị định nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong công tác Phòng cháy chữa cháy như: Quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp phường, xã trong công tác kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư, hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh và cơ sở thuộc phạm vi quản lý; trách nhiệm trong công tác phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Công an và các Bộ, Ban, Ngành,... đểxây dựng nội dung, thời lượng, quy định về việc lồng ghép kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vào chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, hoạt động ngoại khóa phù hợp với từng cấp học, bậc học và trình độ đào tạo.

Ngoài ra, một số nội dung khác được bổ sung, điều chỉnh tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 gồm:

1. Bổ sung một số loại hình cơ sở vào danh mục các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, như: Nhà trọ; cửa hàng ăn uống; cơ sở dịch vụ xoa bóp, thẩm mỹ viện;… và đặc biệt đã hướng đến loại hình nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

2. Quy định cụ thể về trách nhiệm trong công tác PCCC của chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, hộ gia đình sinh sống kết hợp sản xuất, kinh doanh; các trường hợp bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động do không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC.

3. Đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng, Nghị định đã quy định trách nhiệm của một số cơ quan về quy hoạch, xây dựng; trong đó quy định rõ các văn bản trả lời kết quả giải quyết thủ tục hành chính về PCCC xác nhận các yêu cầu về PCCC và là một trong các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền cấp phép đối với công trình.

4. Một số TTHC được phân cấp giải quyết về Công an cấp huyện như: Cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH; phê duyệt phương án chữa cháy.

5. Quy định lộ trình trang bị hệ thống cảnh báo cháy nhanh tại các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.

Để đảm bảo an toàn PCCC, hạn chế tối đa các vụ cháy, nổ xảy ra, mỗi người dân phải tự ý thức chấp hành và nâng cao kiến thức, quy định pháp luật về PCCC.