Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai tại Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Từ ngày 21 đến 27-9, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Mỹ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba. Nhân dịp này, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Hoàng Giang đã nhận định về ý nghĩa chuyến công du cũng như những đóng góp của Việt Nam đối với tổ chức đa phương lớn nhất thế giới.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Hoàng Giang

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Hoàng Giang

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho biết, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 diễn ra trong bối cảnh có ý nghĩa đặc biệt khi Liên hợp quốc và Việt Nam cùng hướng tới 80 năm ngày thành lập Liên hợp quốc, tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh và 80 năm ngày ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hướng tới một tương lai và đường lối phát triển mới cho Liên hợp quốc và thế giới.

Trong bối cảnh đó, Liên hợp quốc sẽ tổ chức một chuỗi sự kiện trong Tuần lễ Cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 mà tâm điểm là Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai (từ ngày 22 đến 23-9) với chủ đề “Giải pháp đa phương vì một tương lai tốt đẹp hơn” và Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng Liên hợp quốc (từ ngày 24 đến 28-9) với chủ đề bao trùm là “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Cùng hành động để thúc đẩy hòa bình, phát triển bền vững và phẩm giá con người cho các thế hệ hiện nay và mai sau” nhằm kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế và củng cố chủ nghĩa đa phương. Hội nghị thượng đỉnh Tương lai có ý nghĩa lịch sử với chương trình nghị sự tham vọng đề cập đến tất cả các lĩnh vực hợp tác tại Liên hợp quốc và có quá trình chuẩn bị kéo dài gần hai năm qua. Đây là dịp để lãnh đạo, nguyên thủ các quốc gia trao đổi và đề xuất các giải pháp nhằm ứng phó với những thách thức toàn cầu, đề ra tầm nhìn chiến lược cho Liên hợp quốc, định hướng phát triển tương lai vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng, công bằng và bền vững hơn cho nhân loại.

Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc với thông điệp lớn là “Củng cố chủ nghĩa đa phương, cùng hành động để kiến tạo tương lai hòa bình, ổn định, thịnh vượng và bền vững cho mọi người dân”. Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 sẽ quy tụ số lượng lớn các nhà lãnh đạo quốc tế, để cùng nhau thảo luận, hoạch định đường hướng phát triển của thế giới trong tương lai. Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự sự kiện này có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng ta tham dự trực tiếp Đại hội đồng Liên hợp quốc và cũng là hoạt động ngoại giao đa phương đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại tổ chức quốc tế toàn cầu Liên hợp quốc, qua đó tái khẳng định mạnh mẽ ở cấp cao nhất đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả, chia sẻ tầm nhìn và giải pháp của Việt Nam về vai trò của Liên hợp quốc và các vấn đề lớn của thế giới, đồng thời thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với hợp tác đa phương, các chương trình nghị sự lớn của Liên hợp quốc và quan hệ toàn diện với Liên hợp quốc.

Cũng theo Đại sứ Đặng Hoàng Giang, nhìn lại chặng đường gần nửa thế kỷ qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc đã có những bước phát triển vượt bậc, trên nhiều phương diện và ở nhiều cấp độ. Liên hợp quốc là người bạn tin cậy, gắn bó với Việt Nam ngay từ những ngày đầu tái thiết đất nước sau chiến tranh và trong công cuộc đổi mới sau này. Trong khi đó, Việt Nam không ngừng khẳng định vai trò chủ động và đóng góp tích cực vào các hoạt động của Liên hợp quốc, chia sẻ sâu sắc các giá trị cốt lõi của tổ chức này. Từ một nước nhận viện trợ của Liên hợp quốc, Việt Nam chuyển mình, từng bước trở thành đối tác tin cậy, hiệu quả của Liên hợp quốc, là nước đóng góp lớn thứ 49 cho ngân sách Liên hợp quốc, tham gia ngày càng sâu rộng, đóng góp có ý nghĩa tại cả ba trụ cột chính: hòa bình-an ninh, hợp tác phát triển và quyền con người.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác với Liên hợp quốc nhằm thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc; tham gia đóng góp thực chất vào duy trì hòa bình, ổn định khu vực và quốc tế; ứng phó kịp thời và hiệu quả các thách thức toàn cầu, nhất là các cam kết hành động về biến đổi khí hậu; tiếp tục tích cực triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030; đẩy mạnh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; tăng cường quan hệ giữa Liên hợp quốc với các tổ chức khu vực, đặc biệt đề cao vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động ứng cử vào các cơ chế quan trọng của Liên hợp quốc, trước mắt là Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028, Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035, Hội đồng Bảo an 2032-2033; từng bước giới thiệu người Việt Nam có đủ phẩm chất, năng lực ứng tuyển vào các vị trí điều hành, lãnh đạo các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho rằng, nhìn lại chặng đường 47 năm qua, quan hệ đối tác Việt Nam - Liên hợp quốc đạt nhiều kết quả tốt đẹp và có ý nghĩa to lớn, vừa đáp ứng được yêu cầu, lợi ích của Việt Nam trong từng giai đoạn, vừa góp phần phát huy hình ảnh, vị thế đất nước, tăng cường tiếng nói và “dấu ấn” đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc. Những kết quả này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hai bên mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác, hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển đất nước, hội nhập quốc tế của Việt Nam, cũng như đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu chung của Liên hợp quốc, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của nhân loại, vì một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho biết, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 diễn ra trong bối cảnh có ý nghĩa đặc biệt khi Liên hợp quốc và Việt Nam cùng hướng tới 80 năm ngày thành lập Liên hợp quốc, tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh và 80 năm ngày ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hướng tới một tương lai và đường lối phát triển mới cho Liên hợp quốc và thế giới.

Trong bối cảnh đó, Liên hợp quốc sẽ tổ chức một chuỗi sự kiện trong Tuần lễ Cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 mà tâm điểm là Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai (từ ngày 22 đến 23-9) với chủ đề “Giải pháp đa phương vì một tương lai tốt đẹp hơn” và Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng Liên hợp quốc (từ ngày 24 đến 28-9) với chủ đề bao trùm là “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Cùng hành động để thúc đẩy hòa bình, phát triển bền vững và phẩm giá con người cho các thế hệ hiện nay và mai sau” nhằm kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế và củng cố chủ nghĩa đa phương. Hội nghị thượng đỉnh Tương lai có ý nghĩa lịch sử với chương trình nghị sự tham vọng đề cập đến tất cả các lĩnh vực hợp tác tại Liên hợp quốc và có quá trình chuẩn bị kéo dài gần hai năm qua. Đây là dịp để lãnh đạo, nguyên thủ các quốc gia trao đổi và đề xuất các giải pháp nhằm ứng phó với những thách thức toàn cầu, đề ra tầm nhìn chiến lược cho Liên hợp quốc, định hướng phát triển tương lai vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng, công bằng và bền vững hơn cho nhân loại.

Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc với thông điệp lớn là “Củng cố chủ nghĩa đa phương, cùng hành động để kiến tạo tương lai hòa bình, ổn định, thịnh vượng và bền vững cho mọi người dân”. Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 sẽ quy tụ số lượng lớn các nhà lãnh đạo quốc tế, để cùng nhau thảo luận, hoạch định đường hướng phát triển của thế giới trong tương lai. Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự sự kiện này có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng ta tham dự trực tiếp Đại hội đồng Liên hợp quốc và cũng là hoạt động ngoại giao đa phương đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại tổ chức quốc tế toàn cầu Liên hợp quốc, qua đó tái khẳng định mạnh mẽ ở cấp cao nhất đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả, chia sẻ tầm nhìn và giải pháp của Việt Nam về vai trò của Liên hợp quốc và các vấn đề lớn của thế giới, đồng thời thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với hợp tác đa phương, các chương trình nghị sự lớn của Liên hợp quốc và quan hệ toàn diện với Liên hợp quốc.

Cũng theo Đại sứ Đặng Hoàng Giang, nhìn lại chặng đường gần nửa thế kỷ qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc đã có những bước phát triển vượt bậc, trên nhiều phương diện và ở nhiều cấp độ. Liên hợp quốc là người bạn tin cậy, gắn bó với Việt Nam ngay từ những ngày đầu tái thiết đất nước sau chiến tranh và trong công cuộc đổi mới sau này. Trong khi đó, Việt Nam không ngừng khẳng định vai trò chủ động và đóng góp tích cực vào các hoạt động của Liên hợp quốc, chia sẻ sâu sắc các giá trị cốt lõi của tổ chức này. Từ một nước nhận viện trợ của Liên hợp quốc, Việt Nam chuyển mình, từng bước trở thành đối tác tin cậy, hiệu quả của Liên hợp quốc, là nước đóng góp lớn thứ 49 cho ngân sách Liên hợp quốc, tham gia ngày càng sâu rộng, đóng góp có ý nghĩa tại cả ba trụ cột chính: hòa bình-an ninh, hợp tác phát triển và quyền con người. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác với Liên hợp quốc nhằm thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc; tham gia đóng góp thực chất vào duy trì hòa bình, ổn định khu vực và quốc tế; ứng phó kịp thời và hiệu quả các thách thức toàn cầu, nhất là các cam kết hành động về biến đổi khí hậu; tiếp tục tích cực triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030; đẩy mạnh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; tăng cường quan hệ giữa Liên hợp quốc với các tổ chức khu vực, đặc biệt đề cao vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động ứng cử vào các cơ chế quan trọng của Liên hợp quốc, trước mắt là Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028, Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035, Hội đồng Bảo an 2032-2033; từng bước giới thiệu người Việt Nam có đủ phẩm chất, năng lực ứng tuyển vào các vị trí điều hành, lãnh đạo các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho rằng, nhìn lại chặng đường 47 năm qua, quan hệ đối tác Việt Nam Liên hợp quốc đạt nhiều kết quả tốt đẹp và có ý nghĩa to lớn, vừa đáp ứng được yêu cầu, lợi ích của Việt Nam trong từng giai đoạn, vừa góp phần phát huy hình ảnh, vị thế đất nước, tăng cường tiếng nói và “dấu ấn” đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc. Những kết quả này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hai bên mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác, hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển đất nước, hội nhập quốc tế của Việt Nam, cũng như đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu chung của Liên hợp quốc, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của nhân loại, vì một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.