Họ nghèo vì những quần áo mặc trên người tuy sạch sẽ nhưng đã cũ và sờn, nhưng lũ trẻ rất ngoan ngoãn và được dạy bảo tốt. Chúng háo hức tranh luận với nhau về những chú hề, các chú voi và vô số trò khác chúng sắp được xem tối hôm đó. Jim và bố lắng nghe và hai bố con đoán rằng đây là lần đầu tiên lũ trẻ được đi xem xiếc và buổi hôm nay chắc chắn sẽ là một kỷ niệm đáng nhớ trong đời với chúng. Khi cô bán vé hỏi người bố muốn mua bao nhiêu vé. Ông nói :”Xin cho tôi 8 vé trẻ em và 2 vé người lớn để tôi đưa cả nhà vào xem xiếc”. Cô bán vé nói giá tiền xong thì người vợ buông thõng tay chồng, đầu bà cúi xuống còn ông bố bắt đầu run run mấp máy môi, nghiêng người gần hơn một chút, ông bố hỏi lại: “Cô vừa bảo bao nhiêu cơ?”. Cô bán vé nhắc lại số tiền cho ông. Rõ ràng là ông bố không đủ tiền mua vé và làm sao để ông có thể quay lại nói với con mình là ông không có đủ tiền để đưa chúng vào xem xiếc? Chứng kiến cảnh tượng đó, bố Jim thò tay vào túi, ông rút ra tờ 20 đô la và thả nhẹ xuống đất. Sau đó, ông cúi xuống, nhặt đồng tiền lên, vỗ nhẹ vai người bố và bảo: “Xin lỗi ông, ông làm rơi tiền này”. Người bố của gia đình ấy hiểu hết mọi chuyện, thực tình ông không ngửa tay xin bố thí nhưng rõ ràng rất trân trọng sư giúp đỡ trong tình huống này. Người đàn ông nhìn thẳng vào mắt bố Jim, nắm chặt lấy tay ông xiết chặt lên tờ 20 đô la, môi rung rung và giọt nước mắt lăn trào trên gò má, nói: “Xin cảm ơn ngài. Số tiền này quả thực rất ý nghĩa với gia đình tôi”.
Họ vào cổng rồi, còn bố con Jim đứng lại. Cậu bé Jim biết rằng 20 đô la đó là số tiền bố đã lao động vất vả, để dành làm phần thưởng cuối năm cho cậu bé. Họ đi về, bố cậu nói: “Xin lỗi con!”. Jim nắm chặt tay bố, cậu bé mỉm cười: “Bọn trẻ ấy cần xem xiếc hơn con bố ạ, dù không xem được xiếc nhưng chuyến đi của chúng ta tới đây là không hề vô nghĩa”.
Cuộc sống này thật đẹp khi những người xa lạ đối xử với nhau bằng tình người. Không so đo, không tính toán thiệt hơn, không cần ai ghi nhận khi giúp đỡ người khác.