Thương hiệu An ninh Thủ đô là địa chỉ tin cậy của người dân Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - “Một nhà báo có văn hóa, tôn trọng sự khác biệt về bản sắc văn hóa thì chắc chắn sản phẩm báo chí của họ sẽ khác. Họ đấu tranh phê bình với tinh thần xây dựng chứ không phải mạt sát, “câu view, câu like”- Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội Kiều Thanh Hùng khẳng định. Nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925/ 21-6-2023), Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội Kiều Thanh Hùng đã dành cho An ninh Thủ đô một cuộc trò chuyện.

Đề cao trách nhiệm, nâng cao văn hóa đối với từng phóng viên

- Phóng viên: Thưa ông, Hội Nhà báo TP Hà Nội đánh giá thế nào về quá trình hoạt động nghề nghiệp của báo chí Thủ đô thời gian qua?

- Nhà báo Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội: Hội Nhà báo Hà Nội hiện có gần 1.000 hội viên thuộc 9 chi hội, liên chi hội. Nhiều năm qua, kế thừa và phát huy truyền thống của Thăng Long văn hiến, báo chí Hà Nội nói chung đã đáp ứng cơ bản yêu cầu đặt ra về thực hiện nhiệm vụ chính trị, tôn chỉ mục đích của mỗi tờ báo cũng như là các quy chuẩn về văn hóa.

Trước khi diễn ra Hội nghị toàn quốc về văn hóa ngày 23-11-2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu phải coi trọng văn hóa hơn nữa, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Phải được đầu tư ngang nhau và có giải pháp thiết thực… Hội Nhà báo TP Hà Nội đã họp thường trực và Ban Thường vụ đề ra một số quyết sách phù hợp với đặc thù, đặc điểm của các cơ quan báo chí Hà Nội. Hiện tại đang có 2 Nghị quyết chuyên đề của Thành ủy Hà Nội, một là Nghị quyết “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị”, hai là Nghị quyết “Phát triển văn hóa xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh” để khẳng định vị trí vai trò của Thủ đô Văn hiến - Hiện đại - Anh hùng trong thời kỳ mới.

Cùng với đó, tháng 7-2022, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Báo Nhân dân và Hội Nhà báo Việt Nam đã phát động phong trào xây dựng các cơ quan văn hóa và người làm báo văn hóa. Đây là sự ngẫu nhiên, và tất cả các yêu cầu đó cùng một lúc hội tụ, để cho báo chí Hà Nội lấy đó làm cơ sở nhìn nhận lại mình, đánh giá và đề ra yêu cầu phù hợp với từng cơ quan báo chí.

Thượng tá Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Ban Biên tập An ninh Thủ đô tới huyện biên giới Đakrông (tỉnh Quảng Trị) thăm hỏi, hỗ trợ bà con nhân dân bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt mưa lũ năm 2020

Thượng tá Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Ban Biên tập An ninh Thủ đô tới huyện biên giới Đakrông (tỉnh Quảng Trị) thăm hỏi, hỗ trợ bà con nhân dân bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt mưa lũ năm 2020

Với Báo Tuổi trẻ Thủ đô, họ lồng ghép sinh hoạt chuyên đề của cấp ủy, gắn với kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, cùng với đó là các yêu cầu xây dựng mô hình tiêu chí văn hóa, gắn với từng chức năng. Ví dụ, khối biên tập thì văn hóa như thế nào, ứng xử với đối tác, doanh nghiệp ra sao. Khi thấy những tin mang tính chất “câu view, câu like” thì phản ứng thế nào? Gặp gỡ, phản ứng của doanh nghiệp với tác phẩm báo chí đã lên khuôn, lên trang, thì ứng xử của phóng viên với các đối tác từng bài báo như thế nào? Tôi cho đây là việc làm tốt, bởi lẽ, khi cấp ủy đã vào cuộc sâu sát như vậy, thì từng ban, từng bộ phận chức năng, đều phải thực hiện.

Hay như An ninh Thủ đô cũng đã xây dựng thành nghị quyết bao gồm các tiêu chí văn hóa phù hợp với mỗi người làm báo nhưng đồng thời cũng là một cán bộ, chiến sĩ CATP Hà Nội trên mặt trận gìn giữ an ninh, trật tự của Thủ đô.

Báo Lao động Thủ đô xây dựng tiêu chí văn hóa phù hợp với các đối tác của mình là người lao động, công nhân viên chức và các tiêu chí mà tờ báo đặt ra. Phụ nữ Thủ đô cũng vậy và ngay cả Tạp chí Người Hà Nội, họ cũng có xây dựng tiêu chí cơ quan văn hóa, người làm báo văn hóa, phù hợp với tôn chỉ mục đích, đối tượng phản ánh - văn nghệ sĩ, thông qua đội ngũ văn nghệ sĩ đặt bài theo chủ đề, từ đó có nhiều mang tính chất chấn hưng văn hóa, tăng thêm cử chỉ đẹp, ứng xử hay từ nhà đến công sở, đặc biệt là những vấn đề về tham gia giao thông và văn hóa giao thông… Từ đó tạo nên văn hóa Hà Nội.

Tóm lại, bằng nhiều cách làm, 9 cơ quan báo chí của Hà Nội đã thực hiện tốt văn bản ký kết ngày 10-8-2022 để hưởng ứng phong trào của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Báo Nhân dân và Hội Nhà báo Việt Nam phát động. Tuy chưa tròn 1 năm, nhưng chúng tôi có thể đánh giá rằng, thực hiện 12 tiêu chí này thì từng cơ quan báo chí Hà Nội, từng hội viên đã có chuyển biến nhất định, nhìn chung, chúng ta đã đạt được kết quả khả quan và rất đáng mừng. Hy vọng thời gian tới, các cơ quan báo chí sâu sát hơn, kiểm tra từng tình hình đặc điểm của mỗi cơ quan để làm sao giúp cán bộ phóng viên ý thức hơn trong tiêu chí đánh giá của Trung ương đã đề ra, Hội Nhà báo Việt Nam cũng như Hội Nhà báo TP Hà Nội đề ra.

Trung tá Chu Quốc Dũng, Phó trưởng Ban Biên tập An ninh Thủ đô thăm hỏi tặng quà bà con bị ngập lụt ở thôn Bắc Cổ Hiền, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, năm 2020

Trung tá Chu Quốc Dũng, Phó trưởng Ban Biên tập An ninh Thủ đô thăm hỏi tặng quà bà con bị ngập lụt ở thôn Bắc Cổ Hiền, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, năm 2020

Cá nhân tôi đánh giá, văn hóa chính là con người, chính vì thế việc đề cao trách nhiệm, nâng cao văn hóa trong từng cán bộ phóng viên là việc làm đặc biệt cần thiết. Nếu những bài báo được viết ra bởi một người có văn hóa, tôn trọng văn hóa thì chắc chắn sản phẩm báo chí của họ sẽ rất khác. Kể cả là đấu tranh phê bình thì họ đấu tranh phê bình trên tinh thần xây dựng chứ không phải mạt sát, “câu view, câu like” bất chấp.

- Là một phóng viên gạo cội của Hà Nội, từng có một thời gian rất dài gắn bó với báo chí Thủ đô, ông đánh giá như nào về văn hóa Hà Nội trong nhiều năm trở lại đây?

- Quốc gia nào cũng vậy, trong quá trình phát triển, chúng ta háo hức đón nhận cái mới bao nhiêu thì đồng nghĩa với việc văn hóa truyền thống cũng bị phai mờ đi ngần ấy. Trong suốt nhiều năm chúng ta tập trung phá triển kinh tế để từ mơ ước “ăn chắc mặc bền” chuyển sang “ăn ngon mặt đẹp” thì chúng ta thực sự đã có nhiều thiếu sót từ ứng xử, văn hóa, đạo lý gia đình, mâu thuẫn giữa các thế hệ. Ông, bà, bố mẹ ở thế hệ trước nhiều khi không thể chấp nhận lối sống quá hiện đại đến mức lạnh lùng của con cái, cháu chắt… Hay nói cách khác, cái mới ập đến quá nhanh, khiến những người ở thế hệ cũng đôi khi không kịp chấp nhận và thế là xảy ra xung khắc. Chuyện này, đâu phải chỉ có Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước mới gặp, mà quốc gia nào cũng phải trải qua cả. Điều quan trọng, chúng ta nhìn nhận thẳng thắn và chọn cách ứng xử phù hợp.

Báo Phụ nữ Thủ đô thời gian qua duy trì tốt Cuộc thi viết Gia đình thời nay. Ở đó có những bài viết về gia đình tứ đại đồng đường, ứng xử trong gia đình thế nào, quan hệ mẹ chồng nàng dâu rồi quan hệ giữa các thế hệ trong một ngôi nhà. Có rất nhiều gia đình, dù là tứ đại đồng đường nhưng họ vẫn sống hòa thuận và hạnh phúc với nhau, hàng xóm láng giềng nhìn vào học hỏi. Tất nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn cả câu chuyện về mâu thuẫn “con cá lá rau” giữa hàng xóm láng giềng, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn… Trong quá trình phát triển của đất nước và Thủ đô, báo chí cũng phải vận hành theo và từ đó chúng ta tìm ra những mô hình hay, nhân vật điển hình, những mô hình tốt trong mỗi gia đình để lan tỏa ra xã hội, nhân rộng yếu tố văn hóa tốt lành. Quốc gia nào cũng vậy, chắc chắn có xung khắc nhấn định, nhưng dần dần sẽ hài hòa được. Đặc biệt là trên nền tảng truyền thống của Thăng Long - Hà Nội.

Trung tá Lưu Hồng Quân, Phó trưởng Ban Biên tập An ninh Thủ đô cùng Indochine Art chia sẻ, hỗ trợ các đơn vị y tế trên tuyến đầu chống dịch Covid-19

Trung tá Lưu Hồng Quân, Phó trưởng Ban Biên tập An ninh Thủ đô cùng Indochine Art chia sẻ, hỗ trợ các đơn vị y tế trên tuyến đầu chống dịch Covid-19

Có một An ninh Thủ đô nhanh nhất, chính xác nhất và nhân văn nhất

- Thưa ông, thời gian qua, Thành ủy Hà Nội đã phát động và tổ chức cuộc thi viết về văn hóa, đó là Giải báo chí “Phát triển văn hóa xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh”. Cuộc thi này đã được dư luận được đánh giá cao. Sau 5 mùa giải, chúng ta đã có được những thành quả nhất định đó là hệ thống các bài viết chuyên sâu. Các vấn đề văn hóa được đề cập và soi chiếu ở góc cạnh đời sống. Hiện tại, với vai trò Thường trực của Ban tổ chức giải, Hội Nhà báo TP Hà Nội kỳ vọng gì trong tương lai?

- 5 mùa giải đã qua, thời gian chưa dài nhưng cũng không phải là ngắn, nó cho phép ta nhìn lại và kỳ vọng. Sự thật là không phải đến 5 năm qua thì chúng ta mới tổ chức. 5 năm qua chỉ là khu biệt lại chính thức mang tên giải thôi, còn trước đó chúng ta có rất nhiều giải, liên quan đến văn hóa của thành phố cũng như các cấp Hội Nhà báo TP Hà Nội.

Tôi nói ví dụ Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội có “Địa chỉ cho những tấm lòng từ thiện” kêu gọi hội viên, phóng viên đóng góp công sức, suy nghĩ bằng những việc làm thực sự nhân văn đối với đồng bào vùng sâu vùng xa, những nơi bão lũ…

Đặc biệt là Quỹ “Bầu ơi thương lấy bí cùng” của An ninh Thủ đô cũng hình thành, ra đời cách đây hơn 30 năm. Mỗi cử chỉ, việc làm của phóng viên, hội viên, những lúc bão lũ, những lúc khó khăn của bà con vùng sâu xa mình đều chung tay chia sẻ thì đó là đã thể hiện vị thế, vai trò, trách nhiệm hội viên, phóng viên Thủ đô Hà Nội đến với bà con ở các vùng miền đất nước. Cũng trong những chuyến đi thực tế, phóng viên có chất liệu viết nên tác phẩm báo chí thì đó là những tác phẩm đầy chất thực tế, chất sống. Đó cũng là những tác phẩm được đánh giá cao.

Trở lại với giải Giải báo chí “Phát triển văn hóa xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh” của Hà Nội. Mặt được là động viên cán bộ, phóng viên, hội viên tích cực tham gia hưởng ứng từ đó tạo được sự thi đua của mỗi Chi hội, Liên chi hội. Đó là được lớn nhất. Thứ hai, thông qua thực tế, bám sát hiện thực, đối tượng, phản ánh chiều sâu văn hóa, những cách làm hay trong quá trình khơi dậy, phục hồi, bảo tồn, gìn giữ truyền thống, văn hiến của Thăng Long - Hà Nội. Bên cạnh đó, vận dụng sáng tạo Nghị quyết chuyên đề của Thành ủy Hà Nội khóa 17 về Văn hóa đi vào cuộc sống, lan tỏa Nghị quyết sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.

Trung tá Vũ Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban Biên tập An ninh Thủ đô cùng Indochine Art chia sẻ, ủng hộ các đơn vị y tế trên tuyến đầu chống dịch Covid-19

Trung tá Vũ Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban Biên tập An ninh Thủ đô cùng Indochine Art chia sẻ, ủng hộ các đơn vị y tế trên tuyến đầu chống dịch Covid-19

Về kỳ vọng, chúng tôi thấy rằng chúng ta có nội dung, chất liệu tốt nhưng cách thức làm báo cũ, công nghệ và báo chí hiện đại đang đặt ra cho báo chí thách thức phải thay đổi nhanh chóng hơn, rút ngắn khoảng cách với công nghệ làm báo của thế giới. Bởi lẽ, xu hướng của báo chí bây giờ là tương tác, là quan hệ qua lại giữa công chúng, người làm báo, tòa soạn với thương hiệu. Nếu chúng ta chỉ đếm view thôi cũng là tốt, nhưng mỗi ngày chỉ cần có khoảng 200 tương tác của độc giả sau khi đọc bài có phản hồi lại thì cái đó giá trị vô cùng.

Làm về văn hóa đã khó, nhưng có những bài viết có được sự tương tác cao của độc giả thì chắc chắn thương hiệu của tờ báo có chuyển biến, người làm báo biết mình mạnh ở đâu, thay đổi những gì theo tôi cái đó mới là kỳ vọng của Hội Nhà báo TP Hà Nội đang đặt ra cho mùa giải thứ 6 trở đi về lĩnh vực văn hóa.

- An ninh Thủ đô là một tờ báo của lực lượng Công an Thủ đô. Vì thực hiện nhiệm vụ chính trị là tuyên truyền về an ninh, trật tự của Thủ đô, cho nên, mảng văn hóa không phải thế mạnh của tờ báo. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, ANTĐ luôn có những tác phẩm báo chí về văn hóa đạt giải cao trong mỗi cuộc phát động giải thưởng, được sự ghi nhận của Thành ủy, UBND và Hội Nhà báo TP Hà Nội. Cá nhân ông đánh giá thế nào về điều này?

- Tôi lại nghĩ khác, An ninh Thủ đô có nhiều chuyên mục về văn hóa, phản ánh hơi thở của cuộc sống, tôi hay đọc mấy chuyên mục đó. Tất nhiên là, tiêu chí của mỗi tờ báo đặt ra những vấn đề khác nhau. Những tờ báo chuyên ngành như An ninh Thủ đô có những đối tượng của riêng mình, từ hơn 30 năm trước, An ninh Thủ đô đã có có Quỹ “Bầu ơi thương lấy bí cùng”. Rồi từ năm 2001 đến nay, hàng năm vẫn duy trì đều đặn việc tổ chức Giải Bóng đá học sinh THPT với sự tham dự của hơn 100 trường THPT trên toàn Hà Nội thu hút hàng nghìn vận động viên tham dự. Theo tôi cách làm như thế, không phải chỉ đơn giản là một tờ báo chuyên về an ninh, trật tự đâu, mà tất cả các mặt của đời sống xã hội của Thủ đô đã được An ninh Thủ đô quan tâm, cập nhật một cách nhanh nhất, chính xác nhất và nhân văn nhất.

An ninh Thủ đô có hướng đi riêng của một tờ báo của lực lượng Công an, duy trì được nhiều chuyên mục về Hà Nội, thông qua các cây viết lão luyện là nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn nổi tiếng và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội với những bài viết vô cùng thú vị, đưa ra ý kiến riêng, những bài viết đó công chúng yêu quý, đón đọc. An ninh Thủ đô không chỉ là một tờ báo của riêng ngành Công an, mà còn là tờ báo tin cậy của người Hà Nội. Những người làm báo An ninh Thủ đô đã hòa mình cùng dòng chảy cuộc sống của Hà Nội, tìm ra chất riêng của văn hóa dưới lăng kính của phóng viên.

“An ninh Thủ đô có hướng đi riêng của một tờ báo của lực lượng Công an, duy trì được nhiều chuyên mục về Hà Nội, thông qua các cây viết lão luyện là nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn nổi tiếng và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội với những bài viết vô cùng thú vị, đưa ra ý kiến riêng, những bài viết đó công chúng yêu quý, đón đọc. An ninh Thủ đô không chỉ là một tờ báo của riêng ngành Công an, mà còn là tờ báo tin cậy của người Hà Nội. Những người làm báo An ninh Thủ đô đã hòa mình cùng dòng chảy cuộc sống của Hà Nội, tìm ra chất riêng của văn hóa dưới lăng kính của phóng viên”. Nhà báo Kiều Thanh Hùng (Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội)

“An ninh Thủ đô có hướng đi riêng của một tờ báo của lực lượng Công an, duy trì được nhiều chuyên mục về Hà Nội, thông qua các cây viết lão luyện là nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn nổi tiếng và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội với những bài viết vô cùng thú vị, đưa ra ý kiến riêng, những bài viết đó công chúng yêu quý, đón đọc. An ninh Thủ đô không chỉ là một tờ báo của riêng ngành Công an, mà còn là tờ báo tin cậy của người Hà Nội. Những người làm báo An ninh Thủ đô đã hòa mình cùng dòng chảy cuộc sống của Hà Nội, tìm ra chất riêng của văn hóa dưới lăng kính của phóng viên”.

Nhà báo Kiều Thanh Hùng (Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội)

Nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6, thay mặt thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội, tôi xin chúc tập thể cán bộ phóng viên An ninh Thủ đô sức khỏe và nhiều thành công, tiếp tục có nhiều sản phẩm báo chí sâu sắc, toàn diện và gửi gắm được nhiều thông điệp của người làm báo Công an đến với đông đảo bạn đọc Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Thương hiệu An ninh Thủ đô đã gắn bó nhiều năm với công chúng tiếp tục được giữ gìn và là địa chỉ tin cậy của người dân Hà Nội.

- Chúc sức khỏe và cảm ơn nhà báo Kiều Thanh Hùng!

Tin cùng chuyên mục