Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển Du lịch:

Thu từ nguồn nào?

ANTD.VN - Sau quãng thời gian khá dài vẫn chỉ dừng ở mức dự thảo, trong tháng 8 này, dự kiến Quỹ hỗ trợ phát triển Du lịch với mục đích thúc đẩy, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới sẽ đi vào hoạt động. Song, điều nhiều người còn băn khoăn là gây quỹ bằng hình thức nào và làm sao sử dụng nguồn kinh phí có được một cách hiệu quả nhất? 

Sau quãng thời gian khá dài vẫn chỉ dừng ở mức dự thảo, trong tháng 8 này, dự kiến Quỹ hỗ trợ phát triển Du lịch với mục đích thúc đẩy, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới sẽ đi vào hoạt động. Song, điều nhiều người còn băn khoăn là gây quỹ bằng hình thức nào và làm sao sử dụng nguồn kinh phí có được một cách hiệu quả nhất? 

 

 

 

 

 

Sau quãng thời gian khá dài vẫn chỉ dừng ở mức dự thảo, trong tháng 8 này, dự kiến Quỹ hỗ trợ phát triển Du lịch với mục đích thúc đẩy, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới sẽ đi vào hoạt động. Song, điều nhiều người còn băn khoăn là gây quỹ bằng hình thức nào và làm sao sử dụng nguồn kinh phí có được một cách hiệu quả nhất? 

 

 

 

 

 

Cần tính toán thu phí lưu trú từ khách du lịch sao cho khéo léo

Sẽ thu quỹ từ khách quốc tế?

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch được tổ chức tại thành phố Hội An ngày 9-8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thông qua quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển Du lịch. Thủ tướng chỉ đạo Bộ VH-TT&DL và Bộ Tài chính phối hợp, trình phương án để thành lập quỹ ngay trong tháng 8-2016. Theo đó, ngân sách Nhà nước sẽ cấp cho quỹ này kinh phí ban đầu từ 200-300 tỷ đồng.

Sau đó, quỹ sẽ sử dụng một phần từ nguồn lệ phí thị thực nhập cảnh, tham quan, các khoản đóng góp của các doanh nghiệp du lịch, các chủ thể hưởng lợi từ du lịch và nhiều nguồn khác. Rõ ràng đây là quyết định kịp thời, đáp ứng nguyện vọng, mong mỏi bấy lâu nay của những người trong ngành du lịch. 

Ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist bày tỏ, thực ra ý tưởng về việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển Du lịch đã có từ lâu, nhưng điều đáng mừng đó là Thủ tướng Chính phủ đã phân rõ trách nhiệm của các bộ, từ đó có cơ sở để vận hành quỹ này. Tuy nhiên, điều quan trọng là cách thức vận hành cũng như gây quỹ thế nào.

Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm ngoái, Bộ VH-TT&DL đã đề xuất phương án xây dựng quỹ, trong đó 2 năm đầu tiên sẽ trích từ mỗi khách quốc tế đến Việt Nam khoảng 10.000-20.000 đồng/khách/đêm, lưu trú từ khách sạn từ 3 sao trở lên. 

Nhận định về điều này, ông Lưu Đức Kế cho biết: “Điều này hoàn toàn có thể làm được. Theo tôi được biết, trung bình các quốc gia trên thế giới thu từ khách du lịch khoảng 6,5 đô la Mỹ để làm công tác xúc tiến. Tôi lấy ví dụ, nếu với mỗi khách du lịch chúng ta thu 1 đô la, thì tính ra 1 năm ngành du lịch đã có khoảng 7-8 triệu đô la. Như vậy chúng ta đã có khoản kinh phí để quảng bá “ra tấm ra món”. 

Ông Đặng Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch khám phá Mekong góp ý: “Số tiền 10.000, 20.000 một đầu khách không phải là lớn. Tuy nhiên, chúng ta phải tính toán thu như thế nào cho khoa học và không máy móc, không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của du lịch Việt Nam. Chẳng hạn chúng ta có thể thu phí dịch vụ, nhưng chất lượng dịch vụ ấy có tương xứng không, có đáng để họ bỏ tiền ra không”. 

Phải có đầu mối giới thiệu sản phẩm du lịch Việt Nam ra nước ngoài 

Doanh nghiệp không còn “đơn thương độc mã”

Thực tế, hiện nay có hai đầu mối chính chịu trách nhiệm quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường trong và ngoài nước đó là Cục Hợp tác quốc tế, Bộ VH-TT&DL và Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Tuy nhiên, trong những lần quảng bá, xúc tiến tại các hội chợ du lịch nước ngoài thì các doanh nghiệp du lịch - những người gánh trách nhiệm giới thiệu sản phẩm du lịch của đất nước ra thế giới thường “tự thân vận động”, từ kinh phí đi lại, thuê gian hàng cho đến tiếp thị sản phẩm…

Ông Trần Vĩnh Lộc, Giám đốc điều hành Công ty Lạc Hồng Voyages cho hay, mỗi chuyến quảng bá xúc tiến thường tốn kém hàng trăm triệu đồng. Mặc dù biết hiệu quả thu về không bù nổi kinh phí bỏ ra nhưng các doanh nghiệp như ông vẫn phải làm để quảng bá hình ảnh cũng như sản phẩm du lịch của đất nước.

Đây cũng là nỗi niềm chung của nhiều doanh nghiệp. Với sự ra đời của Quỹ hỗ trợ phát triển Du lịch, rất có thể các doanh nghiệp du lịch Việt Nam sẽ không còn “đơn thương độc mã” trong việc “đem chuông đi đánh xứ người”. 

Nhận định về vấn đề này, ông Lưu Đức Kế cho rằng, có thực tế là nhiều cuộc xúc tiến quảng bá ở nước ngoài không hiệu quả, các đơn vị huy động theo kiểu “biểu dương lực lượng”. Đến nơi thì mỗi doanh nghiệp bán sản phẩm của mình, mạnh ai nấy chạy.

Trong khi cái cần là những sản phẩm du lịch chất lượng, đặc trưng tạo nên thương hiệu của Việt Nam thì không có. “Tôi cho rằng để sử dụng quỹ cho hiệu quả thì cơ quan quản lý như Tổng cục Du lịch sẽ là đầu mối chịu trách nhiệm xây dựng sản phẩm đặc trưng để giới thiệu ra nước ngoài.

Rồi khi quảng bá, sẽ mời nghệ nhân nào, nghệ sỹ nào, khuếch trương hiệu ứng từ điện ảnh ra sao, thì cần phải có sự phối hợp với ngành di sản, nghệ thuật, điện ảnh… Một mình ngành du lịch không thể giải quyết được vấn đề này” - ông Lưu Đức Kế nêu quan điểm.