Thảo mộc – cứu tinh của những cơn say

ANTĐ - “Đầu nặng chân nhẹ”, quay cuồng váng vất, dạ dày cồn cào và cơn buồn nôn luôn chực ngang cổ họng… Đó là một vài biểu hiện điển hình của những người vừa trải qua cơn say. Bao nhiêu hưng phấn của bữa tiệc, buổi nhậu trước tan biến hết, chỉ còn sự mệt mỏi, khó chịu khôn tả... 
Vui chốc lát, hại lâu dài
“Càng thăng hoa càng… lệt bệt” – tình cảnh sau mỗi cuộc nhậu này vốn không xa lạ với nhiều đấng mày râu. Nhẹ thì ngủ dậy thấy đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, phản xạ chậm. Nặng hơn một chút thì mệt mỏi kéo dài, ngộ độc, tiêu chảy nhẹ, mất nước, mất khả năng tập trung, dễ cáu kỉnh và nhạy cảm với ánh sáng… 

Rượu bia gây nhiều tác hại cho sức khỏe hơn bạn tưởng

Khi đi vào cơ thể, rượu được hấp thụ qua niêm mạc ruột vào máu, tới gan dưới tác động của men alcol dehydrogenase (ADH) rượu được chuyển hóa thành acetaldehyde (một chất rất độc), là tác nhân gây ra các bệnh như: ung thư gan, xơ gan, hội chứng tim mạch, dạ dày, tổn thương não, thay đổi sinh lý, tâm lý, suy giảm các chức năng tư duy, chức năng sinh dục và nhiều chức năng khác… 
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi sử dụng cồn rượu vượt quá các giới hạn cho phép sẽ dẫn đến các nguy hại. Ảnh hưởng cấp tính là gây ra các vụ ngộ độc rượu, biểu hiện bằng các triệu chứng kích thích sau đó là ức chế, hôn mê, hơi thở toàn mùi rượu, thở nhanh, nôn, tim đập nhanh, huyết áp tụt... Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Giúp cơ thể thải độc
Có khá nhiều “tiểu xảo” nhằm nâng cao tửu lượng, duy trì thời gian đeo đuổi cuộc rượu, cho đến các tuyệt chiêu giải rượu cũng được truyền tai nhau. Nào “tráng ruột” bằng bơ/dầu thực vật, nào ăn cháo loãng, húp canh súp, nào ăn chanh, pha loãng rượu với nước chanh hay “băm chặt” các loại củ quả dứa, cà rốt, dưa chuột để “trung hòa” và giảm nồng độ rượu…

Trong dân gian cũng có không ít kinh nghiệm dân gian giúp người uống không bị ảnh hưởng trực tiếp từ bia rượu. Nhưng, theo các chuyên gia y tế, những “bí kíp” này chỉ có tác dụng làm giảm bớt những tác hại bề nổi của rượu bia như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn… chứ không thể ngăn các độc tố từ rượu tấn công vào nội tạng cơ thể. Bởi, rượu được hấp thu không chỉ ở dạ dày mà còn được tiếp tục hấp thu tại ruột non và tái hấp thu tại ruột già. Một số biện pháp như ăn pho mát, uống mỡ nước… chỉ bảo vệ được thành dạ dày chứ không ngăn được sự hấp thu rượu tại ruột non và ruột già. 

Trà thảo mộc – cứu tinh trên bàn nhậu

Chính vì vậy, ngoài các biện pháp “cấp tốc” thì các biện pháp lâu dài chính là hạn chế sử dụng rượu bia, giúp cơ thể thải độc bền bỉ bằng cách sử dụng những sản phẩm có tác dụng hóa giải độc tố của rượu và cân bằng “nội nhiệt”. Hiện, trên thị trường nước giải khát đóng chai, đã có một vài sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, được sản xuất theo công nghệ sản xuất hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn “thanh lọc” cơ thể này. Đơn cử, trà thảo mộc Dr. Thanh có chứa đến 9 loại thảo mộc (với tác dụng chủ trị là thanh nhiệt, tiêu viêm, quân bình cơ thể…) là sản phẩm hiện được khá nhiều người lựa chọn. 
Theo các nhà đông y, nguyên liệu thảo mộc vốn có hiệu quả cao, song không dễ để chế biến, bảo quản và tạo ra những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chính vì thế, để có thể kết hợp thành thứ nước uống sử dụng thường xuyên, có tác dụng thải độc tích cực với cơ thể, nhà sản xuất đã đầu tư vào công nghệ chiết lạnh aseptic, đóng chai an toàn, tiện lợi cho người sử dụng giúp mang sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh có thể thưởng thức mọi lúc mọi nơi và an toàn tuyệt đối về vấn đề VSATTP. 
Khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan quản lý nhà nước là không nên uống quá 2 – 3 đơn vị rượu (tương đương 175ml rượu, loại có nồng độ cồn 13%) với nữ và 3 – 4 đơn vị (tương đương với 850ml bia có nồng độ cồn 4%) với nam giới. 
Một số triệu chứng như: mất nước, thiếu nước, vui chơi hoạt động ngoài trời nhiều, ăn uống nhiều chất cay hoặc áp lực công việc, khiến cơ thể sinh "nội nhiệt" với các biểu hiện như: sốt, bứt rứt, mệt mỏi, mạch nhanh… đều có thể dùng trà thảo mộc để thanh lọc cơ thể.