Tên lửa diệt hạm Kh-35 Nga tập kích trận địa phòng không NASAMS Ukraine

ANTD.VN -  Video quay từ UAV cho thấy bệ phóng tên lửa phòng không NASAMS và radar cảnh giới của Ukraine bị Nga phát hiện và tập kích bằng tên lửa diệt hạm Kh-35U có tầm bắn 260 km.
Trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Nga đã dùng tên lửa phòng không và cả tên lửa diệt hạm để tấn công mục tiêu mặt đất.
Video công bố ngày 22/3 cho thấy, UAV Nga đang theo dõi tổ hợp phòng không NASAMS của Ukraine ở tỉnh Zaporizhzhia.
Trận địa đặt tại khu vực trống trải, gồm bệ phóng tên lửa và đài chỉ huy của tổ hợp phòng không này.
Tên lửa diệt hạm Kh-35U Nga lao trúng bệ phóng tên lửa NASAMS khiến nó bốc cháy dữ dội và tạo ra một cột khói lớn.
Đây là bệ phóng NASAMS thứ hai của Ukraine bị Nga phá hủy trong một tháng qua.
Đài chỉ huy NASAMS sau đó cũng trúng đòn đánh bồi của tên lửa diệt hạm Kh-35U của Nga.
Kh-35 là tên lửa uy lực của Nga được phát triển với mục đích tiêu diệt chiến hạm đối phương.
Với khả năng đánh chìm chiến hạm cỡ lớn cùng khả năng bay lắt léo để tránh sự đánh chặn của đối phương, Kh-35 xứng đáng là một trong những sát thủ diệt hạm đáng sợ nhất hiện nay.
Tên lửa diệt hạm Kh-35 được trang bị radar dẫn đường cho khả năng đánh chính xác mục tiêu.
Kh-35 do Phòng thiết kế Zvezda phát triển để thay thế cho các tên lửa P-15 Termit bị lỗi thời cũng như dùng cho việc xuất khẩu.
Loại tên lửa này được chế tạo với nhiều phiên bản khác nhau để có thể phóng từ chiến đấu cơ, tàu chiến và trên cả những bệ phóng di động trên mặt đất.
Kh-35 chính thức đi vào phục vụ trong biên chế quân đội Nga từ năm 1983.
Chỉ cần 1 tên lửa Kh-35 cũng có thể đánh chìm tàu chiến nặng 5.000 tấn.
Kh-35 có trọng lượng từ 520-610kg tùy theo từng phiên bản.
Chiều dài 3,8-4,4m, đường kính 0,42m và sải cánh 1,3m.
Kh-35 mang theo đầu đạn được nhồi thuốc nổ cực mạnh nặng tới 145kg.
Tên lửa được trang bị động cơ tuốc bin khí cho vận tốc tối đa Mach 0,8.
Tầm hoạt động của Kh-35 từ 150 tới 300km tùy theo từng biến thể.
Trên thân tên lửa có 4 cánh nâng ở giữa thân để tạo lực nâng cho tên lửa, 4 cánh lái ở đuôi và 4 cánh ổn định lắp trên động cơ phóng.
Cấu tạo của tên lửa bao gồm các thành phần: 1- Đầu tự dẫn; 2- Đầu chiến đấu; 3- Bộ tự hủy; 4- Hệ thống điều khiển quán tính; 5- Máy đo cao; 6- Cửa hút gió; 7- Hệ thống nhiên liệu; 8- Động cơ tuabin phản lực; 9- Máy lái; 10- Động cơ phóng.
Khi được đẩy ra khỏi ống phóng, các cánh tên lửa liền mở ra để điều khiển quả đạn lao tới mục tiêu.
Kh-35 được điều khiển bay tới mục tiêu ở pha cuối của quỹ đạo bằng lệnh từ radar chủ động của tên lửa và thiết bị đo độ cao vô tuyến.
Tên lửa này bao gồm các biến thể: Kh-35, Kh35E, Kh35U, Kh35UE,...
Nga vẫn đang tiếp tục phát triển thêm các biến thể mới của loại tên lửa cực nguy hiểm này.
Các nước sở hữu Kh-35 hiện nay bao gồm Nga, Ấn Độ, Việt Nam, Iran, Algeria, Myanmar.