Tăng giờ làm thêm của người lao động lên đến 300 giờ/năm

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Thời giờ làm thêm của người lao động được điều chỉnh tăng, phù hợp với diễn biến dịch COVID-19 nhưng phải đảm bảo điều kiện tổng số giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm.
Giờ làm thêm của người lao động được tăng lên đến 300 giờ/năm

Giờ làm thêm của người lao động được tăng lên đến 300 giờ/năm

Chính phủ vừa yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH nhanh chóng hoàn thành chính sách điều chỉnh tăng giờ làm thêm trong tháng phù hợp với diễn biến của dịch, song đảm bảo không quá 300 giờ/năm. Hiện nay,

Cơ quan này cũng cần phối hợp với các địa phương rà soát tổng thể chính sách an sinh xã hội đang triển khai để điều chỉnh phù hợp thực tế, đề xuất bổ sung biện pháp mới.

Trước đó, vào tháng 9/2021, Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng dự thảo điều chỉnh giờ làm thêm, theo hướng vượt quy định 40 giờ mỗi tháng song không quá 300 giờ mỗi năm, áp dụng cho tất cả ngành nghề thay vì một số ngành đặc thù. Thời gian dự kiến điều chỉnh quy định kéo dài đến 31/12/2024.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động được phép làm thêm không quá 200 giờ/năm; một số ngành nghề sản xuất hàng hoá cụ thể thì làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm như: sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản. Chủ sử dụng lao động khi tổ chức làm thêm giờ phải được người lao động đồng ý, đảm bảo giờ làm thêm không quá 50% giờ làm việc bình thường trong ngày.

Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19, trên cả nước đã có hàng loạt doanh nghiệp phải ngừng sản xuất hoặc duy trì sản xuất cầm chừng theo phương thức "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến".

Việc nhiều tỉnh thành thực hiện chỉ thị 16, tăng cường giãn cách xã hội để phòng, chống dịch cũng gây hàng loạt khó khăn cho việc sản xuất, lưu thông hàng hóa. Bên cạnh đó, do dịch bệnh lây lan nên một bộ phận người lao động đã rời khỏi các khu công nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, bị thu hẹp thị trường tiêu thụ do không cung cấp đủ đơn đặt hàng cho khách hàng.

Bộ LĐ-TB&XH cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động lâu dài, quy định làm thêm hiện nay dễ ảnh hưởng đến các ngành kinh tế, đặc biệt là nông sản, thủy sản, hải sản thiếu công nhân. Việc điều chỉnh nhằm phục hồi sản xuất, chống đứt gãy chuỗi cung ứng.