Tại sao ZaloPay được VNG chọn làm sản phẩm chiến lược trong năm 2018?

ANTD.VN - Tại sự kiện “ZaloPay đi - Lì xì đầy ví” vừa diễn ra, ông Phạm Thông - Giám đốc Marketing của ZaloPay – đã lý giải tại sao công ty VNG lại lựa chọn ZaloPay là sản phẩm chiến lược của họ trong năm 2018. Qua phần chia sẻ này, nhiều người có thể thấy được phương thức thanh toán “hiện đại” của ZaloPay sẽ là xu hướng quan trọng trong thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.
Tại sự kiện “ZaloPay đi - Lì xì đầy ví” vừa diễn ra, ông Phạm Thông - Giám đốc Marketing của ZaloPay – đã lý giải tại sao công ty VNG lại lựa chọn ZaloPay là sản phẩm chiến lược của họ trong năm 2018. Qua phần chia sẻ này, nhiều người có thể thấy được phương thức thanh toán “hiện đại” của ZaloPay sẽ là xu hướng quan trọng trong thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.

Lý giải nguyên nhân VNG chọn ZaloPlay làm sản phẩm chiến lược

Ông Phạm Thông – Giám đốc Marketing của ZaloPlay – cho hay, màu sắc đậm nét nhất trong bức tranh tổng thể về thị trường thanh toán điện tử trên toàn thế giới chính là tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Tới năm 2017, tổng doanh thu từ thanh toán di động đạt 780 tỉ USD và tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 16%. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu áp dụng thanh toán điện tử và đây sẽ là xu hướng phát triển lớn trong năm tiếp theo.

“Với xu hướng như vậy, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi là với Việt Nam, đâu sẽ là giải pháp phù hợp trong việc thanh toán điện tử? Các giải pháp dùng SMS không khả thi, vì chịu nhiều giới hạn, chỉ tập trung được một số nhà mạng và bị phân mảnh. Trong khi đó, với đặc điểm tỉ lệ sử dụng smartphone cao, chất lượng mạng 3G của Việt Nam thuộc hàng tốt nhất thế giới, chúng ta có thể lựa chọn giải pháp ‘ví điện tử’ như ZaloPay với nền tảng QRCode”, ông Thông bày tỏ.

Giám đốc makerting ZaloPay Phạm Thông chia sẻ những thông tin được nhiều người quan tâm

Vị giám đốc marketing cho rằng, để có thể thành công trong việc trở thành “chiếc ví” chủ lực trong hệ thống thanh toán điện tử ở Việt Nam, VNG và ZaloPay cần phải đáp ứng 4 yếu tố quan trọng.

Đó là: Kết nối với tất cả ngân hàng hoạt động tại Việt Nam; Phát triển mạng lưới cửa hàng, điểm thanh toán chấp nhận ZaloPay; Xây dựng cộng đồng người dùng để tạo tính lan tỏa trong xã hội; Công nghệ đảm bảo để xử lý giao dịch, bảo mật thông tin…

“Khi đã nhận thức đầy đủ 4 yếu tố cốt lõi để thành công trên thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam, chúng tôi rất tự tin. Điều thuận lợi là hiện VNG đang là doanh nghiệp internet hàng đầu ở nước ta, nhờ vậy, việc triển khai đáp ứng 4 yếu tố cốt lõi chỉ là vấn đề thời gian”, ông Thông khẳng định.

ZaloPay đang đáp ứng 4 yếu tố để vươn lên tại thị trường TMĐT như thế nào?

Theo chia sẻ của ông Phạm Thông, hiện VNG đã kết nối với những đầu mối thẻ thanh toán lớn của thế giới, như Master Card, Visa Card, JCB, cùng 6 ngân hàng hàng đầu trong nước như ViettinBank, Vietcombank, Sacombank, BIDV, Eximbank và Ngân hàng Sài Gòn.

Để việc kết nối thuận lợi và an toàn, đội ngũ ZaloPay đã thiết kế để tất cả liên kết thẻ với ZaloPay đều được đáp ứng chuẩn bảo mật cao nhất, PCIDSS.

“Đây là tiêu chuẩn bảo mật được 5 hãng thẻ lớn nhất trên thế giới đề ra để đảm bảo việc an toàn lưu giữ thông tin. Mọi giao dịch thẻ của khách hàng sẽ hoàn toàn tuyệt mật, giao dịch bên trong sẽ không bao giờ bị lộ ra bên ngoài”, ông Thông khẳng định.

Đối với yếu tố thứ 2 – vốn bị xem là yếu tố rất khó khăn vì phải đáp ứng nhiệm vụ “phát triển mạng lưới cửa hàng, điểm thanh toán chấp nhận ZaloPay”, ông Thông bật mí bí quyết đến từ nền tảng rất đơn giản: QRCode.

Vị giám đốc marketing nói trên chia sẻ: “Theo thống kê, hiện nay thị trường có 1,2 triệu điểm bán lẻ. Nếu trang bị máy POS thì rất tốn kém, chưa kể tới những hạn chế về mặt công nghệ. Trong khi đó, dùng giải pháp QRCode thì việc trang bị trở nên vô cùng đơn giản, thao tác cũng dễ dàng, gần như ai dùng smartphone cũng có thể làm được”.

Dùng thử mã QRCode để thanh toán qua ZaloPay, tất cả đều dễ dàng và nhanh chóng

Ông Thông cho biết thêm, hiện tại, cổng thanh toán ZaloPay đã làm việc với những thương hiệu lớn chấp nhận hình thức thanh toán mới này, như Tiki, Thế giới di động, hay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải trí, du lịch, cửa hàng bán lẻ…

“Đặc biệt, chúng tôi còn cung cấp giải pháp ‘cửa sau’ dành cho những cửa hàng truyền thống. Những đơn vị như iPOS, iKeeper, hay KiosViet đang mong muốn thay đổi phương pháp thanh toán tại những cửa hàng truyền thống, và ZaloPlay tự định vị là đơn vị sẵn sàng hỗ trợ phía sau và làm việc với họ, sao cho đến cả người dùng đi chợ truyền thống vẫn có thể thanh toán được bằng ZaloPay. Đây là mong muốn mà đội ngũ ZaloPay đặt ra trong thời gian tới”, ông Thông tiết lộ.