Sự giống nhau đến bất ngờ của đặc nhiệm Nga - Mỹ

ANTD.VN - Trước khi quan hệ Nga – Mỹ rơi vào trạng thái xấu nhất kể từ thời Chiến tranh lạnh vì sự kiện Crimea năm 2014, quân đội 2 nước từng kí biên bản hợp tác trao đổi liên quân sự, trong đó chia sẻ tư tưởng, cách thức hoạt động và định hướng. Tuy nhiên, điều này dường như không thể đủ để giải thích sự giống nhau đến kì lạ giữa lực lượng đặc nhiệm của Nga và Mỹ. 
Sau quá trình huấn luyện khắc nghiệt kéo dài trở thành một phần của lực lượng đặc nhiệm, các chiến binh tinh nhuệ của quân đội Mỹ sẽ được đội chiếc "mũ nồi xanh" mang tính biểu tượng
Quân đội Nga cũng thực hiện điều tương tự, chỉ có điều mũ nồi mà đặc nhiệm nước này sử dụng màu đỏ. 
Sự giống nhau giữa 2 lực lượng không dừng lại ở đó mà còn giống nhau ở trang bị khi chiến đấu
Rất khó để phân biệt đặc nhiệm Nga và Mỹ nếu chỉ nhìn vào bộ quân phục do sự khác nhau chỉ đến từ vũ khí 2 lực lượng này sử dụng. Mỹ ưa chuộng súng trường M4 trong khi Nga thường dùng các mẫu AK
Đặc nhiệm Mỹ được cho là có nhiều trang phục ngụy trang hơn so với những người đồng nghiệp Nga
Tuy nhiên, nếu cả 2 lực lượng đều mặc bộ quân phục kiểu rừng cây thì dường như không thể phân biệt
Hình ảnh đặc nhiệm Mỹ khi làm nhiệm vụ đột kích. 
Còn đây là hình ảnh của đặc nhiệm Nga. Cả phía Mỹ và Nga đều sử dụng loại mũ bảo hiểm làm bằng sợi thủy tinh siêu bền siêu nhẹ kèm theo đó là các khe gắn thiết bị phụ trợ trên mũ
Hình ảnh lính Mỹ đổ bộ bằng trực thăng vận tải
Chiến thuật của Nga cũng không có nhiều điểm khác biệt
Lực lượng đặc nhiệm Nga và Mỹ đều được huấn luyện để thực hiện kiểu nhảy dù HALO, tức là nhảy khỏi máy bay ở độ cao lớn hơn 10.000m và chỉ bật dù khi cách mặt đất 500m. 
Kiểu nhảy dù này nhằm đảm bảo tuyệt đối các lính dù sẽ không bị phát hiện bởi radar của đối phương
Lính bắn tỉa của đặc nhiệm Mỹ trải qua các bài huấn luyện đặc biệt, thường được gọi là nghệ thuật của sự lẩn trốn và ngụy trang
Đặc nhiệm Nga có cách ngụy trang tương tự
Đặc nhiệm Mỹ  luyện tập khả năng bước trên tường
Kĩ năng này cũng được đặc nhiệm Nga làm rất nhiều như một chiến thuật trong hoạt động đột kích
Mỹ huấn luyện lính đặc nhiệm hoạt động cả trong môi trường khi hậu lạnh khắc nghiệt
Nga thậm chí còn làm việc này nhiều hơn do lãnh thổ phần lớn nằm ở khu vực hàn đới và lạnh quanh năm