Phù du

(ANTĐ) - Nói đến 2 chữ phù du, người ta thường hình dung đến sự chán chường và ngắn chẳng tày gang của cuộc sống tuyệt đẹp. Phù du thường là buồn. Chẳng thế mà trong “Cung oán ngâm khúc” có câu: Cảnh phù du trông thấy mà đau. Nói vậy là để biện minh cho tình cảnh khó khăn mà một số chính khách thế giới đang lâm phải!  

Thế giới một tuần nhìn lại

Phù du

(ANTĐ) - Nói đến 2 chữ phù du, người ta thường hình dung đến sự chán chường và ngắn chẳng tày gang của cuộc sống tuyệt đẹp. Phù du thường là buồn. Chẳng thế mà trong “Cung oán ngâm khúc” có câu: Cảnh phù du trông thấy mà đau. Nói vậy là để biện minh cho tình cảnh khó khăn mà một số chính khách thế giới đang lâm phải!  

Tuần qua, Văn phòng công tố Ai Cập thông báo cựu Tổng thống nước này Hosni Mubarak và hai con trai sẽ bị xét xử tại tòa án hình sự, về những tội danh liên quan việc giết hại người biểu tình và tham nhũng. Theo Bộ trưởng Tư pháp Ai Cập, nếu bị tòa phán quyết phạm tội giết người, ông Mubarak có thể phải lĩnh án tử hình. Ngoài ra, ông Mubarak và các con trai còn bị buộc tội lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính và biển thủ công quỹ. Ông Mubarak thì đang bị cảnh sát giam giữ tại một bệnh viện ở Sharm el-Sheikh; hai con trai Alaa và Gamal bị giam tại một nhà tù ở Cairo.

Khu dinh thự của nhà lãnh đạo Gaddafi tuần qua bị dội bom dữ dội (Ảnh: Telegraph)

Tình cảnh của cựu Tổng thống Ai Cập không phải là duy nhất, khi phải trả giá cho quá khứ. Cũng trong tuần này, một vụ bắt giữ nổi đình đám khác không thể không nhắc tới. Tướng R. Mladic, cựu Tư lệnh quân đội Serbia thuộc Bosnia-Herzegovina đã bị bắt giữ theo đúng yêu cầu của Liên minh châu Âu. Ấy thế nhưng cánh cửa gia nhập EU vẫn chưa mở ra như mong đợi của Serbia.

Trong khi đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh G8 - nơi các nước lớn đưa ra những tuyên bố mang tính ảnh hưởng cao, dường như là một bất ngờ khi Tổng thống Nga tuyên bố về nhà lãnh đạo Libya. Được Hãng  AFP trích lời, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố thế giới không còn coi ông  Muammar Gaddafi là nhà lãnh đạo Libya nữa và gia tăng sức nặng cho những lời kêu gọi ông này từ chức.

Phát biểu với các phóng viên sau Hội nghị Thượng đỉnh G-8, ông Medvedev nói rằng "cộng đồng thế giới không coi ông ta là nhà lãnh đạo Libya" đồng thời cho biết nếu ông Gaddafi đi sống lưu vong, "điều đó sẽ có ích cho Libya và người dân nước này". Tuy nhiên, ông khẳng định "chúng tôi sẽ không bắt giữ ông ta”. Nga đã có sự đổi hướng khi cho rằng ông Gadhafi phải ra đi, nhưng với điều kiện sau khi có sự chuyển giao êm thấm cho người Libya chứ không phải do sức ép của phương Tây. Điều này cho thấy tình hình Libya có thể đang đi đến hồi kết.

Tạm trôi qua những câu chuyện về số phận các chính khách đã hoặc sắp hết thời, trong tuần thế giới lại chứng kiến thiên tai khốc liệt xảy ở Hoa Kỳ, Iceland, Trung Quốc... Tại Hoa Kỳ, những cơn lốc xoáy với sức mạnh khủng khiếp đã tàn phá bang Missouri, khiến 117 người thiệt mạng và hàng ngàn người bị cho là mất tích. Ở Iceland, núi lửa Grimsvoetn hoạt động đã phun lên không trung cột tro bụi, khói và hơi nước cao tới 20km khiến hàng trăm chuyến bay ở châu Âu phải hủy bỏ. Còn ở Trung Quốc, nhiều vùng đang phải chịu hạn hán chưa từng có trong 50 năm qua. Giữa thiên tai, con người cũng chỉ là phù du.

Tạ Toàn