- Bệnh thường gặp đầu mùa lạnh
- Thời tiết trở mùa, bệnh khớp lại hoành hành
- Vì sao bệnh khớp lại hay đau tăng lên vào mùa đông?
Giữ ấm cơ thể
Khi trời trở lạnh, cần mặc đủ ấm, hạn chế để chân, tay bị ẩm ướt sau khi gặp mưa. Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm nóng/ấm xung quanh vị trí đau bằng dầu hoặc chườm nóng. Không nên xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau). Trong quá trình làm việc, không ngồi quá lâu trong một tư thế, thi thoảng nên đứng lên cho thoải mái. Khi làm nội trợ thì không ngâm tay vào nước lạnh quá lâu, nên sử dụng găng tay dày khi tiếp xúc với nước.
Vận động phù hợp
Tâm lý chung là người bệnh hay sợ cử động, dẫn đến các khớp tê cứng và bệnh nặng thêm. Tuy vậy, người đau khớp vẫn cần vận động phù hợp như các môn bơi lội, dưỡng sinh, yoga… Ngược lại, cần tránh bóng đá, bóng chuyền, tennis, mang vác nặng…
Duy trì cân nặng hợp lý
Đảm bảo hấp thu đầy đủ các vi chất cần thiết, trong đó canxi là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương nên cần bổ sung trong bữa ăn hàng ngày như cua, tôm, hải sản. Đồng thời nên dùng các loại rau có màu xanh đậm như rau cải, súp lơ, các loại trái cây như dâu tây, cà chua, đu đủ, cam, hạt điều… Cần hạn chế các chất kích thích, thịt đỏ, chất béo bão hòa, đồ ăn quá chua, quá mặn. Đặc biệt, duy trì cân nặng hợp lý để tránh gây áp lực cho các khớp, giúp khớp không bị thoái hóa sớm.
Uống nhiều nước
Như bạn đã biết, nước chiếm 70% thành phần của sụn khớp giúp duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương.Vì thế, cần uống nước đầy đủ và hợp lý, nhất là về mùa đông, kể cả trời lạnh cũng không nên ngại uống nước.
Không tự ý dùng thuốc giảm đau
Khi khớp bị đau nhức, không nên tự ý mua thuốc giảm đau về dùng. Tránh áp dụng các phương cách điều trị truyền miệng, các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có nghiên cứu khoa học rõ ràng. Nên đi khám bác sĩ sớm để được chỉ định điều trị phù hợp.