Phản hồi về vấn đề “hậu” xuất khẩu lao động

(ANTĐ) - Báo An ninh Thủ đô đã có bài viết về những khó khăn của người đi lao động xuất khẩu sau khi về nước. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia, những người có liên quan nhằm đưa ra giải pháp, gợi mở về hướng đi hữu ích với người lao động khi hết hạn hợp đồng  về nước.

Phản hồi về vấn đề “hậu” xuất khẩu lao động

(ANTĐ) - Báo An ninh Thủ đô đã có bài viết về những khó khăn của người đi lao động xuất khẩu sau khi về nước. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia, những người có liên quan nhằm đưa ra giải pháp, gợi mở về hướng đi hữu ích với người lao động khi hết hạn hợp đồng  về nước.

“Người lao động về nước có thể tìm việc qua website”

Chủ trương sử dụng lao động Việt Nam ở nước ngoài về nước, đóng góp vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đã đặt ra trong “Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Những văn bản cụ thể về sử dụng người lao động về nước như thế nào đang trong giai đoạn nghiên cứu xây dựng. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp của Nhật, Hàn Quốc rất chú trọng nhận lại nguồn lao động này vì họ biết tiếng, biết nghề.

Các địa phương thiếu lao động loại này đang nghiên cứu thành lập website để thu hút người về nước đăng ký tìm việc. Hiện nay, tỉnh Hải Dương đã thành lập website vieclamhaiduong.net để người lao động đăng ký làm trong các khu công nghiệp, các công ty liên doanh nước ngoài đóng trên địa bàn tỉnh. Một số địa phương như: Bắc Giang, Phú Thọ khuyến khích người lao động tạm gác xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ đạc, tập trung tiền phát triển kinh doanh, tạo việc làm cho mình và cho người khác, làm đồng tiền sinh sôi nảy nở.

Đăng ký tư vấn việc làm
Đăng ký tư vấn việc làm

Hiệp hội cùng các địa phương tư vấn người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là lợi ích kinh tế của người lao động và sử dụng vốn hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi đi người lao động chỉ có tâm lý đi kiếm được nhiều tiền. Làm giàu chỉ nhờ số tiền kiếm được của ba năm lao động ở nước ngoài rất khó. Người lao động phải hiểu, xuất khẩu lao động là giai đoạn giải quyết việc làm tạm thời với thu nhập cao hơn trong nước, là bước đệm để tích lũy, mở mang nghề nghiệp. “Đổi đời” phải hiểu là tôi đang không có việc làm thì giờ tôi có việc làm, có nhận thức cao hơn. Người lao động nên chủ động đến các Sở Lao động Thương binh- Xã hội để được tư vấn.

Ông Trương Quang Oánh - Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam

“Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng”

Trên địa bàn huyện Lạng Giang có 16 công ty, doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân được Sở Lao động Thương binh-Xã hội giới thiệu về đặt văn phòng và tuyển dụng lao động. Tính đến cuối năm 2007, toàn huyện có 1.600 người đi xuất khẩu lao động tại: Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật… Chúng tôi thường xuyên tổ chức cho doanh nghiệp gặp gỡ, tư vấn người có ý định xuất khẩu lao động về thị trường, điều kiện làm việc, phong tục tập quán ở nước ngoài để người lao động hiểu. Cơ chế hỗ trợ của huyện cho người đi xuất khẩu lao động là: người thuộc diện chính sách được hỗ trợ 500.000 đồng, thuộc hộ nghèo hỗ trợ 400.000 đồng, còn lại là 300.000 đồng.

Năm 2007, số tiền người lao động của huyện ở nước ngoài gửi về qua các ngân hàng là hơn 70 tỷ đồng, góp phần giảm 3% tỷ lệ đói nghèo của huyện. Nhìn chung, người lao động ở nước ngoài về có ý chí, khát vọng làm giàu, có nhận thức cao hơn. Sau khi về nước, họ tự phát triển kinh tế gia đình: trồng trọt, chăn nuôi và khá giả lên.

Cũng có hộ đi xuất khẩu lao động về không đủ vốn làm ăn, họ đến hỏi chúng tôi lại giúp đỡ, hội khuyến nông cho vay vốn với lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng. Các trung tâm dạy nghề của huyện sẽ tiếp tục đào tạo nghề cho họ để họ có thể tự phát triển kinh tế gia đình. Nhưng số người tìm đến nhờ giúp đỡ sau khi xuất khẩu lao động về nước không nhiều mà ở địa phương, chúng tôi chưa có cách để tập hợp họ lại.

Ông Vũ Văn Hùng - Chủ tịch UBND huyện Lạng Giang- Bắc Giang

“Không tránh khỏi mặt trái”          

Đưa người nghèo, người không có việc làm ở các vùng nông thôn hoặc người bị thu hồi đất nông nghiệp ở ven đô đi xuất khẩu lao động là chủ trương đúng đắn. Nhiều gia đình đã “đổi đời” nhưng cũng không tránh khỏi mặt trái ở một bộ phận người lao động. Chúng tôi đã đi khảo sát lao động Việt Nam ở nước ngoài và thấy rằng, có trường hợp người lao động mua những thứ đồ rất xa xỉ: máy ảnh, điện thoại, quần áo đắt tiền. Lẽ ra, họ nên gửi tiền về nhà trả nợ ngân hàng và giữ làm vốn kinh doanh.

Công tác đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất khẩu là cần thiết và tư vấn “hậu” xuất khẩu lao động là trách nhiệm, lương tâm của doanh nghiệp.

Theo tôi, có hai cách giúp người lao động sau khi xuất khẩu làm kinh tế tốt. Một là, họ tiếp tục xuất khẩu lao động theo hình thức làm từng bước một. Ví dụ, ban đầu họ đi lao động ở Malaysia, Arập Xêút... vì chi phí thấp, chỉ khoảng 30 triệu đồng. Sau 3 năm, trừ hết chi phí, họ còn 150 triệu đồng, họ tiếp tục đầu tư tiền này để đi lao động ở Nhật Bản, Hàn Quốc...

Lúc này, họ không còn phải vay vốn ngân hàng để đi nữa mà sau 3 năm, họ có thể mang về 400-500 triệu đồng. Hai là, họ liên hệ lại công ty xuất khẩu lao động để được tư vấn tìm việc ngay trong nước theo ngành nghề đã được đào tạo. Nếu người lao động cần tư vấn thêm, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ.     

Ông Nguyễn Xuân Vui - Chủ tịch HĐQT- TGĐ Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại hàng không Airseco        

Thanh Hoàn (Ghi)

Tin cùng chuyên mục