Nước Mỹ sẽ đi tới đâu ở châu Á?

(ANTĐ) - Trong bài phân tích đăng trên tạp chí trực tuyến “Nhà ngoại giao” ngày 8-6, chuyên gia về Đông Bắc Á Damien Tomkins thuộc Trung tâm Đông - Tây (EWC) ở Washington nhận định sự can dự từ trung hạn đến dài hạn của Mỹ trên khắp châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á.

Nước Mỹ sẽ đi tới đâu ở châu Á?

(ANTĐ) - Trong bài phân tích đăng trên tạp chí trực tuyến “Nhà ngoại giao” ngày 8-6, chuyên gia về Đông Bắc Á Damien Tomkins thuộc Trung tâm Đông - Tây (EWC) ở Washington nhận định sự can dự từ trung hạn đến dài hạn của Mỹ trên khắp châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á.

Rõ ràng, những lựa chọn mà Mỹ đưa ra ngày hôm nay có những hệ quả cho tương lai, cũng giống như những chính sách của các nước châu Á liên quan đến Mỹ. Thế nhưng, trong khi rất nhiều quốc gia châu Á rõ ràng coi trọng những món hàng công cộng cũng như cam kết an ninh mà Mỹ mang tới châu Á, vẫn còn các câu hỏi về việc Mỹ có thể tiếp tục làm như vậy trong bao lâu nữa.

Một trong số 5 tàu Trung Quốc (màu trắng, bên trái) “gây hấn” cùng lúc với tàu thăm dò không trang bị vũ khí USNS Impeccable (Mỹ) hồi đầu năm 2009 tại vùng biển quốc tế trên biển Đông
Một trong số 5 tàu Trung Quốc (màu trắng, bên trái) “gây hấn” cùng lúc với tàu thăm dò không trang bị vũ khí USNS Impeccable (Mỹ) hồi đầu năm 2009 tại vùng biển quốc tế trên biển Đông

Tại Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã phác thảo các kế hoạch cho sự hợp tác lớn hơn của Washington trên khắp Đông Nam Á. Những sáng kiến đó bao gồm từ việc triển khai các tàu chiến đấu duyên hải (LCS) đến Singapore theo Hiệp định Khung chiến lược Mỹ - Singapore, cho tới các kế hoạch sẽ bao gồm việc gia tăng các chuyến viếng thăm cảng, tập trận hải quân, và hợp tác đa phương với các đồng minh cũng như đối tác trên khắp khu vực này.

Cũng tại cuộc đối thoại này, ông Gates giải thích rõ tàng về 4 nguyên tắc cho sự tương tác quốc tế mà Mỹ mường tượng cho khu vực này (điều giờ đây được lặp lại): Thương mại tự do và công khai; sự cai trị của pháp luật cũng như quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong đó; tiếp cận không hạn chế trên toàn cầu đối với biển, không gian, khoảng không và không gian ảo; và giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình.

Việc có quá nhiều nước châu Á hoan nghênh, và tương tác với, sự hiện diện quân sự của Mỹ trên khắp châu Á là điều gây ấn tượng. Tất cả các nước Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Malaysia, New Zealand, Việt Nam và thậm chí Mông Cổ đều trông cậy vào sự hiện diện và /hoặc hợp tác quân sự gia tăng của Mỹ nhằm lặng lẽ phòng ngừa khả năng Trung Quốc thống trị khu vực này. Đáng tiếc, có một số câu hỏi gây khó chịu liên quan đến khả năng của Mỹ duy trì một lực lượng quân sự vượt trội trong khu vực, do tính đến những khó khăn kinh tế gần đây của Mỹ, việc dự tính cắt giảm ngân sách trong nước và những cam kết quân sự khác ở nước ngoài.

Câu hỏi mà những người bạn và đồng minh của Mỹ nên tự hỏi chính họ là về cơ cấu của trật tự quốc tế mà họ mong muốn cho tương lai. Đây là một câu hỏi dễ đối với nhiều người trong thời Chiến tranh lạnh: Họ có muốn hệ thống của Kennedy, Mao Trạch Đông hay Stalin ở một mức độ nào đó về kinh tế và xã hội hay không? Ngày nay, mọi việc không quá rõ ràng, chí ít bởi vì ý định của Bắc Kinh đối với vai trò của Trung Quốc trên vũ đài toàn cầu và quan trọng hơn là đối với vai trò của quân đội Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vẫn chưa rõ ràng. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tướng Lương Quang Liệt, cũng tham dự Đối thoại Shangri-La và xác nhận rằng Trung Quốc cam kết đối với hòa bình và ổn định khu vực, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và ổn định ở Biển Đông.

Thế nhưng, người ta băn khoăn liệu những tuyên bố chính thức từ Lương Quang Liệt có phần na ná như chuyện ngụ ngôn “Quần áo mới của Hoàng đế” của Hans Christian Anderson hay không? Trong câu chuyện đó, hoàng đế và những cận thần của ông ta tin rằng quần áo trong tưởng tượng của ông ta là có thực, và mong đợi những thần dân trung thành của hoàng đế cũng làm như vậy mà không hỏi gì. Chỉ khi nhà vua tham gia một cuộc diễu hành của công chúng, một cậu bé mới nói ra điều hiển nhiên rằng: “Nhưng ông ta chẳng có cái gì che thân”.

Trong một số phương diện, ngoại giao công chúng của Trung Quốc xung quanh sự nổi lên “một cách hòa bình và hòa hợp” của họ cũng tương tự như câu chuyện hư cấu đó. Bằng chứng tự nói lên, với việc Biển Đông là ví dụ rõ ràng nhất. Trong vài tuần qua, cả Việt Nam lẫn Philippines đều tố cáo hành vi gây hấn của Trung Quốc vi phạm lợi ích của họ và đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002. Những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với tuyến đường thủy này liên tục là một nguyên nhân gây bất hòa trong khu vực, với việc không có giải pháp nào trước mắt mà chỉ có lo ngại trong khu vực tăng lên.

Những ví dụ khác gắn liền với việc thiếu minh bạch trong các chương trình quân sự của Trung Quốc. Cho tới nay, không có ấn phẩm quốc phòng nào của Trung Quốc đề cập tới kế hoạch triển khai một tàu sân bay, phát triển máy bay tàng hình, vụ thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh năm 2007, hay việc phát triển các tên lửa đạn đạo chống hạm (trong khi đó báo chí Trung Quốc tiếp tục đưa tin về những việc như thế này). Những ví dụ khác bao gồm sự hỗ trợ đơn phương về kinh tế và những thứ khác đối với Bắc Triều Tiên giữa lúc tình hình rất căng thẳng và bất ổn vẫn tiếp tục.

Từ viễn cảnh của Mỹ, rất rõ ràng rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tầm quan trọng tối cao xét trên thương mại và lợi ích kinh tế của Mỹ. Sự hiện diện quân sự của Mỹ để tích cực hỗ trợ hòa bình và ổn định trên khắp khu vực này, xét trên góc độ răn đe và trợ giúp nhân đạo, là một món hàng công cộng mà tất cả đều có lợi. Chính sách rõ ràng của Mỹ về việc tiếp tục can dự trên khắp khu vực này, cũng như sự tham gia các thể chế khu vực, là điều được báo trước cho mọi người.

ANTĐ