Núi Nùng (núi Sưa) nằm trong công viên Bách Thảo (Hà Nội) được mệnh danh là núi “triệu đô”
Mặt phía Đông của núi Nùng có đền Sưa
Theo sử sách, giữa núi Nùng có một lỗ hổng thông với trời đất. Ngày nay, núi Nùng chính là nền điện Kính Thiên bên trong Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội)
Núi sở hữu một quần thể gồm 40 cây sưa đỏ trên 100 tuổi đến từ nhiều châu lục trên thế giới như: Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương,…
Cây có đường kính lớn nhất khoảng 75cm, nhỏ nhất khoảng trên 10cm
Để tránh nhầm lẫn, các loại cây sưa quý đều được đánh số thứ tự, treo biển giới thiệu
Thậm chí, xung quanh các gốc sưa đỏ này luôn được trang bị các vòng tròn dây thép gai kiên cố gắn camera theo dõi, bảo vệ
Sưa đỏ còn gọi là trắc thối, huỳnh đàn, huê mộc vàng, danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain
Sưa đỏ thuộc nhóm 1A nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Gỗ sưa có mùi thơm thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là trắc thối
Cây sưa đỏ có vỏ ngoài sần sùi, gỗ tỏa ra mùi thơm thoang thoảng đặc biệt có độ bền rất cao, ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát
Vua chúa thời xưa thường dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì vừa là hương liệu vừa là dược liệu
Hiện chỉ còn số ít cây sưa đỏ được bảo tồn và lưu giữ trong các công viên, nhà chùa
Chính vì thế, giá sưa đỏ trên thị trường khá cao, thời điểm đắt đỏ nhất có giá rơi vào khoảng 20 tỷ/m3
Do rất quý hiếm, nên là đối tượng săn lùng đặc biệt của kẻ trộm
Công viên Bách Thảo được ví là lá phổi xanh của Hà Nội
Ngoài quần thể sưa đỏ quý hiếm bậc nhất hiện nay, trong công viên còn bảo tồn rất nhiều loại cây cổ thụ, các giống cây cỏ lạ độc đáo từ khắp mọi nơi trên thế giới.