Những loài chân đốt kỳ lạ nhất trong tự nhiên

ANTD.VN - Chân đốt là loài chiếm tới 80% “dân cư” động vật trên thế giới, vì vậy không quá ngạc nhiên khi con người tìm thấy ở chúng có những loài có vẻ ngoài kỳ dị.

Tiger Beetle là một loài bọ nổi tiếng bởi tập quán hiếu chiến và khả năng chạy siêu nhanh. Đôi mắt hợp chất lớn của Tiger Beetle cho phép chúng phát hiện ra con mồi hoặc động vật ăn thịt nhanh chóng

Rệp gai là loại côn trùng ký sinh nhỏ, có màu nâu đỏ như loài gián. Rệp gai có phần giáp cổ và ngực phát triển thành những chiếc gai với nhiều hình thù đặc biệt khiến chúng trở nên kỳ quái

Cymothoa exigua (Rệp ăn lưỡi) là một loài chân đều trong họ Cymothoidae. Đây là loài ký sinh cá. Chúng đi vào mang cá, bám vào cuống lưỡi và sau đó chính nó trở thành lưỡi vật chủ và cá có thể sử dụng nó như cái lưỡi thật sự đổi lại việc nó hút máu và chất nhầy của cá.

Loài kiến mật thuộc nhóm kiến Myrmecocystus thường làm tổ trong các hốc đất khô hạn ở phía tây Bắc Mỹ. Cơ thể chúng phình to lên chứa đầy đường glucose và fructose - đây là sản phẩm tích trữ sau khi chúng ăn dịch ngọt tiết ra từ những bông hoa sa mạc.

Harpaphe haydeniana hay động vật nhiều chân, được coi là nhà hóa học trong thế giới côn trùng. Chúng sản xuất ra hydro xyanua để bắt mồi và để bảo vệ bản thân. Đây là một trong những sinh vật phân hủy lâu đời nhất.

Châu chấu sa mạc thường di chuyển thành từng đàn cực lớn từ vùng này sang vùng khác và gặm nhấm hầu như mọi loại cây trồng của con người. Trung bình mỗi bữa, chúng có thể ăn một lượng thực vật tương đương trọng lượng cơ thể chúng.

Bọ sát thủ có một kỹ thuật bắt mồi độc đáo: Chúng thường tự làm mình mắc vào bẫy nhện, kéo dây tơ, giả vờ như mình là một con mồi bị sa bẫy. Khi nhện tiến lại gần, chúng phóng ra một chất độc đủ làm tê cứng con mồi, rồi biến con nhện thành một loại chất lỏng để uống.

Charidotella sexpunctata là một loài bọ rùa vàng có khả năng biến đổi hình dạng tùy vào môi trường bằng cách thay đổi hệ thống luân chuyển mạch trong cơ thể.

Loài bọ que “khổng lồ” là loài côn trùng dài nhất thế giới. Bọ que có thể biến đổi màu sắc tùy theo môi trường và chúng có khả năng sinh sản gần như không cần con đực.

Các loài bọ cánh cứng nước khổng lồ là những kẻ săn mồi hung hãn rình, bắt mồi và ăn cá, động vật lưỡng cư, cũng như động vật không xương sống dưới nước như ốc và động vật giáp xác.

Bọ hươu cao cổ có chiếc cổ dài như của hươu cao cổ giúp chúng trong các cuộc chiến và xây tổ. Loài mọt ngũ cốc này không dùng cái cổ dài để kiếm ăn như hươu cao cổ mà dùng chúng trong những trận chiến với các con bọ đực khác để giành giật bạn tình.