Nhiều ý kiến đóng góp về Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Ngày 8-6, thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), ĐBQH đoàn Thành phố Hà Nội đã cho ý kiến về quyền gia nhập công đoàn, quy định phản biện xã hội của công đoàn...

Cần xem xét lại quy định “công đoàn chủ trì phản biện xã hội”…

Trung tướng Nguyễn Hải Trung – Giám đốc CATP Hà Nội chia sẻ: “Về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại Điều 5 Dự thảo Luật Công đoàn đưa ra 2 phương án, tôi chọn phương án 2, đó là “người lao động Việt Nam làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động hoặc lao động tự do hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động trong tổ chức Công đoàn Việt Nam”.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Hải Trung cũng cho rằng, trong trường hợp nếu chọn phương án 1 thì theo quy định, công đoàn là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp được xác định theo Hiến pháp, điều lệ Đảng và chịu sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy, các thành viên tham gia viên tham gia tổ chức này phải chấp hành nghiêm túc tôn chỉ và các cam kết, quy định liên quan. Nếu cho phép người lao động là người nước ngoài làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động trên lãnh thổ Việt Nam, có quyền gia nhập và hoạt động trong tổ chức Công đoàn Việt Nam thì phải có nền tảng, có tiêu chí, cam kết chặt chẽ.

Trung tướng Nguyễn Hải Trung – Giám đốc CATP Hà Nội, ĐBQH đoàn Thành phố Hà Nội phát biểu thảo luận tại tổ

Trung tướng Nguyễn Hải Trung – Giám đốc CATP Hà Nội, ĐBQH đoàn Thành phố Hà Nội phát biểu thảo luận tại tổ

Cho ý kiến về vấn đề phản biện xã hội của công đoàn, đại biểu Nguyễn Hải Trung nêu vấn đề: Khoản 1 Điều 17 dự thảo quy định, công đoàn chủ trì phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án của cơ quan nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và của người lao động.

Theo đại biểu Nguyễn Hải Trung, Hiến pháp 2013 không quy định quyền phản biện của Công đoàn Việt Nam; đây chỉ là thành viên thuộc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam. Trong khi đó, Điều 33 Luật MTTQ Việt Nam nêu rõ, đối tượng phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam là dự thảo văn bản của cơ quan Nhà nước cùng cấp có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam.

Chỉ có MTTQ Việt Nam mới có quyền phản biện xã hội đối với các văn bản quy phạm pháp luật. Các thành viên của MTTQ Việt Nam trong đó có công đoàn thực hiện phản biện xã hội theo đề nghị và phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam. Chủ thể thực hiện quyền phản biện là Uỷ ban MTTQ Việt Nam. Do đó, nên cân nhắc để sửa nội dung tại dự thảo Luật Công đoàn cho phù hợp - đại biểu Nguyễn Hải Trung đề xuất.

Duy trì mức kinh phí công đoàn 2% là phù hợp?

Thảo luận tại tổ về Luật Công đoàn (sửa đổi), đại biểu Bùi Huyền Mai (đoàn TP.Hà Nội) đồng ý duy trì mức kinh phí công đoàn 2%. Theo đại biểu, quy định này kế thừa nguyên vẹn quy định hiện hành, có đủ căn cứ chính trị, tạo điều kiện nguồn lực đủ mạnh chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp người lao động, duy trì nguồn lực hiện có.

Với 2 phương án phân phối khoản kinh phí công đoàn, đại biểu Bùi Huyền Mai cho rằng, nên thực hiện theo phương án 2, quy định cụ thể phân chia kinh phí công đoàn trong luật.

Quang cảnh phiên thảo luận tổ tại đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội
Quang cảnh phiên thảo luận tổ tại đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội

Tham gia ý kiến tại tổ, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, về mức thu kinh phí công đoàn 2%, với mức lương bình quân toàn quốc hiện nay khoảng 8,2 triệu đồng thì tiền lương bình quân của công nhân khoảng 100 triệu đồng. Do đó, mức thu kinh phí công đoàn chỉ khoảng 2 triệu đồng.

Với việc phân phối kinh phí công đoàn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất 2 phương án. Theo đó, phương án 1 là giao cho Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ sử dụng. Phương án 2 quy định cụ thể trong luật là công đoàn cấp trên sử dụng 25%, công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Tham gia phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Hồ Thị Minh (đoàn Quảng Trị) đề nghị ban soạn thảo cân nhắc, nên quy định kinh phí công đoàn của tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng góp theo tự nguyện. Đại biểu lý giải, quy định mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước là phù hợp.

Tuy nhiên, đối với tổ chức, doanh nghiệp ngoài Nhà nước nên sử dụng đóng góp theo tự nguyện, nếu bắt buộc thì nhiều tổ chức, doanh nghiệp hoặc không thành lập hoặc không tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp hoạt động; Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thống nhất quy định mức trần.

Mặt khác, nhằm đảm bảo tính thống nhất với quy định tại khoản 1, Điều 6 dự thảo Luật này quy định về tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam trên nguyên tắc tự nguyện...

Tin cùng chuyên mục