- Giả mạo thông tin đại sứ quán để lừa bán vé máy bay về nước tránh dịch
- Cảnh báo mạo danh Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) để lừa đảo
- Cảnh giác với cái bẫy đằng sau những cuộc điện thoại giả danh các cơ quan thực thi pháp luật
Trước đó, ngày 25-3-2022, Công an phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy nhận đợc đơn trình báo của ông Đ, SN 1957, trú tại quận Cầu Giấy, về việc bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo trình báo của ông Đ, người này nhận được một cuộc điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ CATP Đà Nẵng, cho biết ông Đ đang liên quan đến một đường dây mua bán ma túy ở Đà Nẵng. Kẻ mạo danh công an còn cho biết, ông Đ đã bị cơ quan CSĐT - CATP Đà Nẵng ra lệnh tạm giam 6 tháng để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Khi biết ông Đ đang có gần 1,5 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng, chúng gửi cho ông Đ một đường dẫn, yêu cầu ông Đ khai báo các thông tin liên quan để xác minh tài sản và điều tra nguồn gốc số tiền trên.
Do hoang mang, mất bình tĩnh nên ông Đ đã làm theo hướng dẫn của tội phạm. Chỉ ít phút sau đó, chúng đã hoàn toàn chiếm đoạt quyền đăng nhập tài khoản ngân hàng của ông Đ và sử dụng mã bảo mật OTP để rút sạch số tiền gần 1,5 tỷ đồng của nạn nhân. Biết bị lừa, ông Đ đã đến cơ quan công an trình báo.
Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước thủ đoạn tinh vi của tội phạm; Không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng.
Để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương. Do vậy, người dân tuyệt đối không làm theo bất cứ đề nghị nào của những đối tượng tự xưng là công an, hay cán bộ Viện Kiểm sát; Không chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng khi được yêu cầu.
Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, nhân dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.