- Thừa cân béo phì tăng nhanh, Bộ Y tế kiến nghị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
- Tăng thời gian làm thêm giờ: Phải cân bằng giữa nhu cầu với giới hạn
Mất cân bằng nội tiết tố
Nội tiết tố đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chức năng khác nhau của cơ thể liên quan đến việc tăng cân, bao gồm viêm, thèm ăn và tích trữ chất béo. Sự mất cân bằng nội tiết tố nhất định có thể góp phần làm tăng cân không chủ ý. Khi nồng độ hormone bị gián đoạn, có thể dẫn đến thay đổi trọng lượng cơ thể.
Thói quen hàng ngày, lối sống, mức độ hoạt động thể chất đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cân nặng khỏe mạnh |
Khối lượng cơ giảm
Tùy thuộc vào mức độ hoạt động, lối sống, chế độ ăn uống… tốc độ mất cơ bắp có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, tất cả phụ nữ đều cảm thấy khó tăng cơ bắp ở độ tuổi cuối 30 hoặc 40 và hầu hết đều mất khối lượng cơ bắp khi tuổi càng cao. Nguyên nhân cũng là do nồng độ estrogen giảm. Cơ hoạt động trao đổi chất mạnh hơn mỡ nên khối lượng cơ giảm cũng đồng nghĩa với việc giảm tốc độ trao đổi chất. Cơ thể sẽ đốt cháy ít calo hơn khi nghỉ ngơi so với trước đó. Vì vậy, ngay cả khi bạn ăn cùng một lượng thức ăn, phụ nữ tuổi 40 vẫn có thể tăng cân do dư thừa calo.
Mật độ xương giảm
Loãng xương là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên. Phụ nữ dễ bị loãng xương khi có tuổi hơn nam giới là do sự sụt giảm nồng độ testosterone và estrogen. Testosterone giảm dần theo tuổi tác và có thể dẫn đến giảm mật độ xương. Estrogen điều hòa quá trình chuyển hóa xương ở cả nam và nữ, tác động đến tế bào xương. Khối lượng xương giảm ban đầu có nghĩa là trọng lượng cơ thể tổng thể giảm, nhưng do quá trình trao đổi chất giảm, phụ nữ sẽ tăng cân lên theo thời gian.
Vấn đề tâm lý, căng thẳng
Tuổi trung niên gắn liền với khủng hoảng tâm lý vì nhiều lý do. Sự thay đổi về nồng độ progesterone và estradiol trong thời kỳ tiền mãn kinh cũng làm trầm trọng thêm các triệu chứng này. Ngoài ra, sự thay đổi tâm trạng do biến động nội tiết tố có thể gây ra chứng mất ngủ. Giấc ngủ là yếu tố rất quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng. Thiếu ngủ không chỉ làm tăng lượng cortisol (hormone gây căng thẳng) trong cơ thể mà còn cản trở quá trình tiêu hóa và thói quen ăn uống dẫn đến tăng cân. Vì vậy, chăm sóc sức khỏe tinh thần nên là ưu tiên hàng đầu đối với phụ nữ bước vào độ tuổi 40.
Một số bệnh lý, tác dụng phụ của thuốc
Các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn là một trong những yếu tố khác có thể góp phần gây tăng cân không chủ ý. Một số tình trạng sức khỏe nhất định có thể làm gián đoạn chức năng trao đổi chất, dẫn đến thay đổi trọng lượng cơ thể. Một số tình trạng bệnh lý có thể gây tăng cân ngoài ý muốn bao gồm: Suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), suy tim sung huyết, bệnh đái tháo đường type 2…
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn, hormone, tốc độ trao đổi chất, khả năng giữ nước hoặc thậm chí làm thay đổi quá trình lưu trữ chất béo của cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng tăng cân khi dùng thuốc và nguyên nhân cũng như mức độ tăng cân có thể khác nhau ở mỗi người. Một số loại thuốc có thể tăng cân: Thuốc chống trầm cảm, corticosteroid, thuốc kháng histamine, thuốc đái tháo đường, thuốc chẹn beta, thuốc chống loạn thần.
Thiếu ngủ hoặc mất ngủ
Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quá trình sinh lý khác nhau, bao gồm tốc độ trao đổi chất, điều chỉnh sự thèm ăn và sản xuất hormone. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất và điều hòa các hormone tác động đến sự thèm ăn hoặc gây ra phản ứng căng thẳng, dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn và giảm cảm giác no. Thiếu ngủ cũng có thể làm gián đoạn khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu một cách hiệu quả của cơ thể, dẫn đến tình trạng kháng insulin và suy giảm khả năng dung nạp glucose, có thể góp phần làm tăng cân.
Yếu tố lối sống và chế độ ăn uống
Thói quen hàng ngày, bao gồm các loại và lượng thực phẩm ta tiêu thụ, cũng như mức độ hoạt động thể chất đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cân nặng khỏe mạnh. Một chế độ ăn uống cân bằng có thể làm giảm đáng kể những ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi tiền mãn kinh. Lối sống ít vận động có thể góp phần làm tăng cân. Thiếu tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm lượng calo tiêu thụ, cản trở tốc độ trao đổi chất và giảm khối lượng cơ, tất cả đều có thể dẫn đến tăng cân. Tuy nhiên, tập luyện quá sức hoặc tập thể dục quá sức cũng có thể gây bất lợi.