- Hai năm, Bộ Y tế giảm hơn 25.000 đối tượng hưởng lương ngân sách
- Giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn Thủ đô
- Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cán bộ vi phạm
Người máy Sophia trả lời các câu hỏi của phóng viên Việt Nam
Xuất hiện tại diễn đàn với chiếc áo dài màu trắng, Sophia gửi lời chào tới Việt Nam và khán giả: “Tôi là robot được thiết kế để sử dụng trí tuệ nhân tạo. Tôi muốn thế giới biết về sự phát triển bền vững, và những robot như tôi sẽ giúp mọi người đạt được thành tựu này nhanh hơn”.
Được tích hợp trí tuệ nhân tạo, Sophia trả lời các câu hỏi với biểu cảm khuôn mặt độc đáo và không khác gì người thật, tạo sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên không ngừng cho các phóng viên.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề: “Việt Nam cần có chiến lược gì để không bị tụt hậu trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0?”, Sophia trả lời: “Tôi là người đại diện cho kỷ nguyên 4.0, và tôi cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh sự sáng tạo về công nghệ để phát triển bền vững hơn”.
"Thách thức và cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến cho các quốc gia như Việt Nam?”, Sophia trả lời: “Hỗ trợ toàn diện cho mọi thành phần trong xã hội và công nghệ là một yếu tố quan trọng sẽ giúp Việt Nam có bước nhảy vọt về năng suất lao động, các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp để công nghệ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Sophia đã nhắc đến khía cạnh những chính sách cần có sự hỗ trợ toàn diện để công nghệ cũng mang lại lợi ích cho cả những thành phần dễ bị tổn thương như những người ở vùng sâu, vùng xa, những người nghèo trong xã hội. Việt Nam cần có chính sách đảm bảo quyền lợi cho những thành phần dễ bị tổn thương từ cách mạng công nghiệp 4.0”.
Sophia khẳng định: “Để tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, con người cần phải trang bị những kỹ năng cần thiết để hòa nhập. Công nghệ giúp chúng ta có những lợi ích, mang lại sự phồn vinh và cũng là cơ hội cho người nghèo trong xã hội”.
Người máy Sophia trả lời các câu hỏi với nét mặt rất tự nhiên, không khác gì người thật
Ở câu hỏi cuối cùng về những thách thức và cơ hội cho thế hệ trẻ trong cách mạng công nghiệp 4.0, Sophia cho rằng, thế hệ trẻ cần được trang bị những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng với những thách thức trong thời kỳ mới. Chúng ta không thể đạt được mục tiêu nếu những người trẻ tuổi bị bỏ lại phía sau.
Phân tích việc làm sẽ là cơ hội của CMCN 4.0, Sophia nói: “Việt Nam là mô hình đi đầu về công nghệ và điều này cũng mang lại nhiều việc làm hơn. Ví dụ như sự phát triển của điện thoại thông minh, nhờ công nghệ này mà chúng ta có thể thay thế taxi bằng những ứng dụng như Uber hay Grab. Công nghệ cũng giúp con người thực hiện những tác vụ nguy hiểm, thực hiện những ca phẫu thuật khó, hỗ trợ cho trẻ em những bối cảnh khó khăn…”.
Sự góp mặt của Sophia tại Diễn đàn quốc tế như một lời khẳng định rằng Việt Nam nói riêng, và thế giới nói chung thực sự đang đứng trước một cuộc cách mạng lớn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Sự xuất hiện của công dân robot đầu tiên trên thế giới đánh dấu một bước đi lớn trong phát triển khoa học công nghệ… Điều mà trước đây chúng ta chỉ thấy trong các phim khoa học viễn tưởng…
Trước khi có mặt tại Việt Nam, robot Sophia đã phát biểu và trao đổi với các diễn giả tại sự kiện RISE 2018 tổ chức ở Hong Kong. Tại buổi trò chuyện này, Sophia thậm chí đã chia sẻ về ước mơ của mình, khi cô mong muốn mọi robot sẽ trở thành những người bạn và người giúp đỡ cho con người.