Nga trước nguy cơ bị THAAD của Mỹ 'khóa chặt' biên giới với Ukraine,

ANTD.VN - Ukraine được cho là đề nghị Mỹ triển khai một số tiểu đoàn phòng thủ tên lửa tầm cao THAAD tới Kharkov, động thái có thể khiến Nga tức giận vì hệ thống THAAD của Mỹ có thể "khóa chặt" biên giới.

Hệ thống đánh chặn tầm cao THAAD của Mỹ có thể "khóa chặt" biên giới Nga nếu chúng được triển khai tới vùng Kharkov của Ukraine.

"Ukraine mong muốn Mỹ triển khai một số tiểu đoàn Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) cùng với tổ hợp radar gần Kharkov", hãng thông tấn TASS của Nga ngày 7/2 dẫn một nguồn tin ngoại giao nước này.

Theo nguồn tin, radar AN/TPY-2 trong tổ hợp THAAD có khả năng theo dõi vùng trời rộng lớn trên lãnh thổ Nga.

"Động thái đó có thể cho phép Ukraine và các đồng minh NATO giám sát sâu tới 1.000 km trong lãnh thổ Nga", nguồn tin nói.

Khi được hỏi về thông tin trên, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo nguy cơ gia tăng căng thẳng nếu Mỹ triển khai THAAD tại Ukraine. "Đó sẽ là một động thái nữa khiến tình hình mất ổn định", ông Peskov nói.

Ông Peskov khẳng định Nga không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào cho bất cứ ai, đồng thời dự đoán đối phương có thể lên kế hoạch thực hiện hành động khiêu khích nhằm cáo buộc "Nga lên kế hoạch tiến đánh Ukraine".

Phát ngôn viên Điện Kremlin cũng cảnh báo nỗ lực dùng vũ lực giải quyết khủng hoảng ở miền đông Ukraine sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Trong cuộc họp báo sau hội đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron kéo dài 5 tiếng ở Moskva ngày 7/2, Tổng thống Vladimir Putin nói Nga sẽ làm mọi thứ để tìm ra biện pháp dàn xếp làm vừa lòng các bên, đồng thời cảnh báo "không ai thắng nếu chiến tranh ở châu Âu nổ ra".

Căng thẳng leo thang sau khi Mỹ cùng phương Tây cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân gần biên giới với Ukraine và lên kế hoạch tiến đánh nước láng giềng.

Ông Peskov bác cáo buộc này và nói chúng là "những tuyên bố vô căn cứ" phục vụ âm mưu làm leo thang căng thẳng.

Nếu thỏa thuận triển khai THAAD giữa Mỹ và Ukraine diễn ra, điều này cằng làm tăng thăng với Nga leo thang có thể dẫn tới xung đột.
THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối của Mỹ. Dù đây là một hệ thống phòng thủ, khả năng giám sát không phận của nó khiến các quốc gia gần vị trí Mỹ bố trí THAAD thường xuyên lên tiếng phản đối.
Tầm bắn xa, độ chính xác cao, cùng phương thức diệt mục tiêu có một không hai trên thế giới, đã khiến hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ, có thể lấn lướt hệ thống phòng không tầm xa S-400 thậm chí cả S-500 của Nga.
Trong khi hệ thống phòng không nguy hiểm nhất của Nga S-500 mới chỉ vừa hoàn thiện, thì đối thủ của nó - hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) do Mỹ sản xuất đã đi vào giai đoạn trang bị hàng loạt từ nhiều năm trước.
Radar của hệ thống THAAD có thể phát hiện tên lửa đạn đạo ở cự ly lên tới 1.000 km, và tiêu diệt chúng ở khoảng cách 250 km.
THAAD do tập đoàn Lockheed Martin thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.
Điểm độc đáo của hệ thống này là chúng truy đuổi và tiêu diệt mục tiêu bằng động năng của quả đạn khi tiếp xúc với mục tiêu (hit to kill), thay vì tiêu diệt bằng đầu nổ như các hệ thống phòng thủ tên lửa thông thường.
Với cơ chế tiêu diệt mục tiêu kiểu "hit to kill", THAAD được đánh giá là hệ thống đánh chặn có độ chính xác nhất hiện nay.
Phương thức tiêu diệt mục tiêu độc đáo này làm cho THAAD trở thành sát thủ của mọi mục tiêu bay khi rơi vào tầm bắn của nó.
Mặt khác do sử dụng động năng thay vì đầu đạn nổ cũng đã làm giảm đáng kể trọng lượng và kích thước quả đạn, giúp cho hệ thống này có thể mang nhiều đạn hơn những hệ thống cùng loại.
Mỗi xe phóng mang theo 8 đạn tên lửa nhiều gấp đôi số đạn mang theo trên xe phóng của hệ thống Patriot lẫn S-300, S-400 và nhiều gấp 4 lần so với S-500.
THAAD có thể phóng nhiều đạn tên lửa cùng lúc tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa.
Một hệ thống THAAD có thể mang đồng thời 32 đạn tên lửa và có thể bắn loạt 16 tên lửa để tiêu diệt các mục tiêu cùng một lúc.
Đầu tiên, một tên lửa mục tiêu sẽ được phóng đi từ một vị trí nằm khá xa, tiếp đến radar AN/TPY-2 sẽ theo dõi và tính toán quỹ đạo bay của tên lửa mục tiêu.

Thông tin từ radar AN/TPY-2 sẽ gửi đến trung tâm điều khiển để xử lý và chuyển tiếp cho hệ thống kiểm soát bắn.

Một radar AN/TPY-2 thứ 2 sẽ làm nhiệm vụ điều khiển hỏa lực dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu.

Quá trình từ lúc phát hiện mục tiêu đến khi phóng tên lửa đánh chặn chỉ mất khoảng 5 phút.
THAAD có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo trong phạm vi khoảng 250-300km với độ chính xác cực cao. Mỹ đang phát triển thêm các loại đạn mới có tầm diệt mục tiêu từ khoảng cách lên tới 450km.
Được thiết kế vào năm 1987 và chính thức đi vào biên chế năm 2008, THAAD hiện là nòng cốt trong lưới lửa phòng không tầm xa của Mỹ.
Đạn tên lửa chỉ nặng 900kg và có chiều dài 6,1m, đường kính 34cm. Với vận tốc Mach 8,2 đây là một trong những loại đạn tên lửa đánh chặn có tốc độ lớn nhất hiện nay.

Giá bán hệ thống THAAD là 885,6 triệu USD, chưa tính phí lắp đặt, huấn luyện, bảo trì và hạ tầng hỗ trợ.

Tuy mang một cái giá đắt đỏ nhưng nhiều nước vẫn mong muốn sở hữu hệ thống này, Mỹ thì vẫn lắc đầu từ chối bán.