Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa

ANTD.VN - Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL của Liên Xô bị rơi vào tình trạng "chết yểu", nguyên nhân là do đâu?
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của các phi công Liên Xô khi điều khiển máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL - một phiên bản phái sinh từ oanh tạc cơ chiến lược Tu-95 Bear là lượng bức xạ mà họ có thể phải tiếp nhận.
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Liên Xô muốn tạo ra Tu-95LAL - một chiếc máy bay có lò phản ứng hạt nhân để sở hữu tầm hoạt động không giới hạn. Họ muốn một chiếc máy bay có khả năng vươn tới Mỹ mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Nhưng trước tiên, Moskva cần nhiều năm thử nghiệm.
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Tu-95LAL là máy bay thử nghiệm bắt đầu được phát triển vào năm 1955. Các nhà thiết kế và kỹ sư Liên Xô đã đặt lò phản ứng hạt nhân nhỏ trong khoang chứa bom của một chiếc Tu-95. LAL viết tắt của Letayushchaya Atomnaya Laboratoriya - phòng thí nghiệm hạt nhân bay.
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Chiếc oanh tạc cơ này đã thực hiện ít nhất 34 chuyến bay vào năm 1961, nhưng không rõ trạng thái của lò phản ứng khi đó. Các nhà thiết kế biết rằng dự án sẽ cần ít nhất 20 năm để cho ra đời một nguyên mẫu chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể bay trong các nhiệm vụ dài ngày.
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Chương trình Tu-119 tiếp theo - đây chỉ là một sự đổi tên của LAL - phức tạp đến mức các kỹ sư phải tạo ra một bộ chuyển đổi điện và thiết bị trao đổi nhiệt “chu kỳ trực tiếp”. Hai trong số các động cơ phản lực cánh quạt bên trong có bộ trao đổi nhiệt.
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Chuyên gia Raul Colon của tờ Aviation-History đã giải thích điều này như sau: “Sự khác biệt chính là không khí sau khi đi qua máy nén sẽ không đến lò phản ứng mà nó đi thẳng vào hệ thống trao đổi nhiệt".
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
"Đồng thời, nhiệt lượng do lò phản ứng sinh ra được mang đi ở dạng chất lỏng đến hệ thống trao đổi nhiệt. Sự kết hợp của hai yếu tố này sẽ cho phép động cơ phản lực cánh quạt tạo ra lực đẩy cần thiết".
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Tin tốt cho Liên Xô là có vẻ như bức xạ đã không xâm nhập vào khoang phi công điều khiển đến mức gây nguy hiểm - ít nhất là họ nghĩ vậy. Phi công, phụ lái và hoa tiêu ở trong một khu vực kín, được bao quanh bởi chì.
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Lò phản ứng hạt nhân sẽ được kết nối thông qua thân máy bay và lên đến cánh để cung cấp năng lượng cho hai động cơ bằng hệ thống trao đổi nhiệt. Đôi cánh đã được điều chỉnh xuôi về phía sau. Liên Xô dự kiến Tu-119 sẽ có tốc độ bay 800 km/h.
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Các kỹ sư Liên Xô đã thử một vài mô hình khác nhau để cải thiện hiệu suất. Sau khi làm việc trên Tu-119, phiên bản Tu-120 đã được đề xuất. Thiết kế này đặt lò phản ứng hạt nhân ở phía sau máy bay.
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Một lần nữa, đôi cánh được quét xuôi một góc 45 độ về phía sau. Chiếc oanh tạc cơ này được cho là sẽ sẵn sàng vào những năm 1970, nhưng Liên Xô đã quyết định từ bỏ nó.
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Không nản lòng, các kỹ sư thử một lần nữa với Tu-132. Bây giờ lò phản ứng sẽ được đặt tại 2 trong số các động cơ. Đôi cánh có dạng bằng, không còn xuôi về sau và sử dụng nhiên liệu kết hợp: dầu được dùng để cất cánh và hạ cánh, trong khi hành trình bay sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Các thùng dầu sẽ được đặt phía trước lò phản ứng, và Tu-132 được lên kế hoạch có trần bay thấp hơn. Bất chấp những kế hoạch tham vọng, dự án này đã bị hủy bỏ vào giữa những năm 1960.
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Cục thiết kế Tupolev chưa muốn từ bỏ động cơ hạt nhân trên không. Họ muốn làm điều gì đó với một thiết kế siêu thanh sử dụng động cơ phản lực chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhưng ý tưởng này thậm chí còn chưa thành hiện thực.
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Liên Xô nên được ghi nhận cho sự kiên trì của họ trong việc cố gắng đặt một lò phản ứng hạt nhân trên máy bay, nhưng điều này thiếu thực tế. Không rõ liệu tất cả thử nghiệm này có ảnh hưởng tiêu cực đến phi hành đoàn hay không, nhưng không có nhiều chuyến bay có bật lò phản ứng.
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Hầu hết các nguyên mẫu Tu-95LAL vẫn nằm trên giấy và nghiên cứu sâu hơn chưa được hoàn thiện. Các tàu ngầm của Liên Xô đã có thể phóng vũ khí hạt nhân theo cách đơn giản và thông thường hơn, và máy bay ném bom chạy bằng năng lượng hạt nhân không còn cần thiết nữa.
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Đây có lẽ là điều may mắn, bởi theo nhận xét, nếu lò phản ứng hoạt động đầy đủ, động cơ sẽ thải một lượng phóng xạ lớn ra môi trường và gây nên thảm họa sinh thái nghiêm trọng.
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa
Máy bay ném bom động cơ hạt nhân Tu-95LAL suýt gây thảm họa