Cây tổ kiến bí kỳ nam mọc hoang nhưng hiếm gặp và chỉ được tìm thấy ở một số tỉnh miền Nam và Tây Nguyên
Cây bí kỳ nam còn có những tên gọi khác như kỳ nam kiến, kỳ nam gai, cây tổ kiến
Là loài cây hoang dã, đa số sống bám vào thân cây gỗ kích thước lớn và phát triển cộng sinh với loài kiến
Cây bí kỳ nam trưởng thành, loài kiến sẽ đục gốc cây để làm tổ, từ đó khiến phần này phình to lên như khối u
Khối u này vừa là nơi trú vừa là nguồn cung cấp thức ăn cho kiến và chúng sẽ bảo vệ, thụ phấn hoa, phát tán hạt cho cây bí kỳ nam
Phía trên củ bao gồm nhiều cành cây màu nâu, ngắn và mập, phiến lá dày và dài, bề mặt nhẵn bóng
Hoa bí kỳ nam màu trắng, không cuống, nở rộ vào thời gian từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau
Quả cây kích thước nhỏ, hình trụ dài như quả trứng, có đài, khi chín màu đỏ cam và bóng, bên trong bao gồm 2 hạt
Bí kỳ nam có nhiều công dụng như chữa viêm gan, viêm mật, đau gan, vàng da, đau nhức gân xương, bong gân, thấp khớp, đau bụng, tiêu chảy…