Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì

ANTD.VN - Người Dao đỏ ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) quan niệm rằng cây lúa cũng có những phần hồn và phần xác như con người. Trải qua những ngày tháng sinh trưởng trên những thửa ruộng, đến khi về đến bồ thóc của mỗi gia đình, một vài bộ phận của cây lúa hoặc những hạt thóc có thể bị chim chóc, chuột bọ, các loài thú phá hoại, hoặc một vài hạt lúa bị rơi vãi trong quá trình thu hoạch nên không về được đến nhà mà lang thang bất định trong vũ trụ bao la. 
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì
Ông Triệu Chòi Hín, người đảm nhiệm thầy cúng chính trong nghi lễ cúng hồn lúa cho biết, trong bài lễ cúng hồn lúa có 3 nội dung chính. Đầu tiên là cầu khấn tổ tiên phù hộ cho gia đình khỏe mạnh, cái xấu đuổi đi, cái tốt đón về, mùa màng tốt tươi, thóc lúa đầy bồ, gà lợn đầy chuồng…
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì
Vì vậy, muốn mùa màng tươi tốt bội thu, thì hàng năm họ phải tổ chức cúng tế để gọi những phần hồn của cây lúa, lá lúa và hạt lúa để chúng cùng rủ nhau về với gia chủ, sinh trưởng khỏe mạnh, chống chọi được sâu bệnh và làm nên một mùa vàng tươi tốt.
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì
Bên mâm cỗ cúng gồm cá chép, xôi, bông lúa mới, rau xanh các loại, nhộng ong, cua suối... cùng với những lễ vật đã chuẩn bị đầy đủ gồm gà luộc, bánh chít, rượu, hương, tiền giấy, chén uống rượu…
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì
Gia chủ cũng cần chuẩn bị một bó lớn có đầy đủ các loại hạt cây giống (thường là những hạt giống mà gia đình dự định sẽ gieo trồng trong năm), cùng với một số vật tế lễ như tù và sừng trâu, trống chiêng, kéo cắt vải, phướn bằng giấy…
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì
Tiếp đó là khấn trình báo tổ tiên, rằng cây lúa ngoài đồng ruộng đã chắc hạt rồi, sắp chín rồi, mong tổ tiên, thần lúa phù hộ bảo vệ mùa màng, không cho chuột ăn, sâu ăn, chim ăn…
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì
Và phần thứ ba, cũng là phần quan trọng nhất, là khấn gọi hồn lúa về. Kêu gọi những hạt lúa đã rơi vãi, thất lạc của mùa trước, rủ bạn rủ bè cùng nhau trở về nhà, không phải đi lang thang nữa.
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì
Lễ cúng hồn lúa của đồng bào Dao đỏ xã Hồ Thầu đã có từ mấy trăm năm trước rồi, con cháu cứ theo lệ tổ tiên mà làm theo, trải qua mấy trăm năm, đến nay nghi lễ này vẫn còn nguyên vẹn và được bà con trong thôn tổ chức mỗi khi mùa màng gặt hái xong.
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì
Ở huyện Hoàng Su Phì có hơn 3.000 ha lúa canh tác trên ruộng bậc thang. Mùa gặt thường được họ tiến hành vào tháng 9 – 10 hằng năm.
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì
Người Dao đỏ ở Hoàng Su Phì quan niệm rằng, khi thu hoạch sẽ có những hạt lúa bị rơi vãi trên nương và trong quá trình vận chuyển về nhà nên họ phải làm lễ cúng hồn gọi những hạt lúa đó về.
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì
Lễ cúng đặc biệt cảm tạ hồn lúa mới ở Hoàng Su Phì