|
Ở Cherrapunji, đông bắc Ấn Độ, có những cây cầu không sử dụng các thanh thép,bê tông, mà chỉ đơn giản được ‘trồng’ lên |
|
Từ hơn 500 trước, những người Ấn Độ đã phát hiện hai bên bờ sông có nhiều cây tươi tốt, có bộ rễ phát triển |
|
Người dân đã lấy rễ cây quấn quanh những tấm ván gỗ. Sau nhiều năm phát triển, rễ cây dần trở thành hình dáng của một cây cầu |
|
Cầu này được tạo thành từ rễ của cùng một loại cây Ficus elastica hay còn gọi là cây cao su Ấn Độ |
|
Các rễ cây sinh trưởng, tiêu biến và rồi lại tái sinh nên chiếc cầu này không dễ bị cuốn trôi hay mục nát |
|
Người dân địa phương đã cố gắng tạo nên cũng như duy trì sự phát triển của rễ cây này từ đời này sang đời khác |
|
Ngày nay, cây cầu gỗ này vẫn còn nguyên vẹn và thậm chí còn vững chắc hơn trước |
|
Theo người dân địa phương, loại cầu này có thể chịu được sức nặng của 50 người |
|
Ở Ấn Độ có rất nhiều cây cầu như thế này, nhưng đây là cây cầu gỗ là lâu đời nhất khi đã được sử dụng trong 500 năm và ngày càng vững chắc hơn. |