- Nhà đấu giá Sotheby's bị tố tuồn tranh giả của Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân lên sàn quốc tế
- Tranh trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được Sotheby’s chào bán "ngay trước mắt"
- Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội thời trang và làm đẹp quốc tế Việt Nam 2019
Không đưa ra lý do gỡ 2 bức tranh của Tô Ngọc Vân và Trần Văn Cẩn, Sotheby's chỉ đề một dòng chữ "chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này" tại địa chỉ giao bán 2 tác và đề số điện thoại liên hệ của nhà đấu giá này tại London, New York.
Trước động thái này của nhà đấu giá Sotheby's, giới họa sỹ Việt đã bày tỏ sự hoan nghênh. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi cho rằng, đây là một hành động thể hiện sự tôn trọng của nhà đấu giá. Họ đã suy nghĩ và đặt vấn đề uy tín trước vấn đề thương mại. Trong thẩm định, việc đánh giá nhầm một bức tranh đều có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, việc xin lỗi rằng, chúng tôi đã thẩm định sai một bức tranh không nói lên việc, chúng tôi đã không bán những bức tranh giả khác có giá triệu đô hoặc hơn nữa.
Bức tranh lụa "Lá thư" được nhà đấu giá Sotheby's Hongkong cho là tác phẩm của danh họa Tô Ngọc Vân - Ảnh: Sotheby's
Dù Sotheby's không đưa ra lời xin lỗi, nhưng nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi vẫn cho rằng, nếu họ tiếp tục ứng xử bằng cách tháo bỏ những bức tranh có nghi vấn là một điều đáng khuyến khích và ủng hộ.
TS. nhà nghiên cứu Phạm Long cho rằng, sự lên tiếng của người Việt và công luận Việt đã có tác động tích cực và quan trọng là xã hội nhận thức được cái xấu, cái ác, cái giả dối. Phiên đấu giá ngày 6-10, Sotheby's đưa ra 4 tác phẩm của 4 họa sỹ Đông Dương. Đến nay, họ mới gỡ bỏ 2 bức của Tô Ngọc Vân và Trần Văn Cẩn. Còn 2 bức của Nguyễn Gia Trí và Nguyễn Sáng, dư luận Việt cần tiếp tục đấu tranh để Sotheby's rút tranh về.
Cũng theo TS. Phạm Long, điều này là hoàn toàn có căn cứ bởi người mua tranh Việt tại sàn đấu giá Sotheby's phần lớn là người Việt Nam. Nếu giới kinh doanh Việt tẩy chay, không mua, nhà Sotheby's Hong Kong sẽ phải thẩm định kỹ càng hơn, tôn trọng người mua Việt hơn.
Bức tranh "Hai cô gái" được Sotheby's Hongkong cho là của danh họa Trần Văn Cẩn và đưa ra đấu giá - Ảnh: Sotheby's
Trước đó, nhà đấu giá Sotheby's đã công khai các tác phẩm của danh họa Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng và Nguyễn Gia Trí trên trang web, để các nhà sưu tầm tham khảo trước khi đưa lên sàn đấu giá vào ngày 6-10. Ngay lập tức, cả 4 tác phẩm này đã bị giới họa sỹ Việt "bóc mẽ" là tranh chép, tranh giả của 4 bậc thầy hội Việt Nam. Trong đó, 2 bức "Lá thư" và "Hai cô gái trước tấm bình phong" của Tô Ngọc Vân và Trần Văn Cẩn đang được bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ và trưng bày. Còn 2 bức của Nguyễn Sáng và Nguyễn Gia Trí là tranh nhái phong cách.
Đến sáng 21-9, thông tin về hai bức Lá thư và Hai cô gái đã không còn được tìm thấy trên trang web của nhà đấu giá
Đây cũng phải là lần đầu tiên, nhà đấu giá Sotheby's bị tố tuồn tranh giả lên sàn quốc tế. Trước đó, bức tranh "Đời sống gia đình" của danh họa Lê Phổ dù bị nghi ngờ nhưng vẫn được nhà đấu giá này bán với giá hơn 1 triệu đô la. Đó là bức tranh vẽ người thiếu phụ có 2 bàn tay trái, sai nghiêm trọng về mặt giải phẫu những vẫn trót lọt đưa lên sàn và đấu giá thành công.