[Infographic] Tại sao Nga, Trung Quốc đều phản ứng dữ dội mỗi khi THAAD được Mỹ triển khai

ANTD.VN - Tầm đánh chặn xa, khả năng chính xác gần như tuyệt đối biến THAAD thành hệ thống đánh chặn không đối thủ. Phương thức đánh chặn "hit to kill" độc đáo của hệ thống này khiến Nga và Trung Quốc vừa thán phục vừa e ngại.

Ngày nay với sự phát triển của khoa học quân sự, hệ thống đánh chặn nguy hiểm phải là hệ thống có độ chính xác cao chứ không phải là hệ thống có tầm bắn xa. Trên thực tế thì hệ thống đánh chặn S-200 có tầm bắn lên tới 300km, nhưng nó lại không hiệu quả vì dễ bị gây nhiễu và không chính xác. 

Hệ thống đánh chặn giai đoạn cuối THAAD của Mỹ

Trong khi đó, hệ thống đánh chặn giai đoạn cuối THAAD có tầm bắn thấp hơn, chỉ 250km, nhưng lại có độ chính xác cực cao, đến nỗi thay vì dùng đầu đạn nổ phá mảnh gây ra một vùng sát thương cực lớn để phá hủy mục tiêu, thì đạn tên lửa của hệ thống THAAD chỉ cần dùng sự va chạm động năng trực tiếp để kết liễu đối thủ.

Phương thức tiêu diệt mục tiêu độc đáo có một không hai “Hit to Kill” (truy đuổi và tiêu diệt) làm cho nó trở thành sát thủ của mọi mục tiêu bay trong tầm ngắm của mình. Nhờ phương thức tiêu diệt mới giúp giảm đáng kể trọng lượng đạn, từ đó nó có thể mang nhiều đạn hơn những hệ thống cùng loại. THAAD mang đồng thời được 32 đạn tên lửa và có thể bắn loạt 16 tên lửa để tiêu diệt các mục tiêu cùng một lúc, như vậy hệ thống này vừa có số lượng đạn lớn, vừa có thể tiêu diệt cùng lúc nhiều mục tiêu gấp hai ba lần hệ thống cùng loại trên thế giới.

Radar của hệ thống THAAD có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách rất xa, nó có thể tìm ra tên lửa đạn đạo ở cự ly lên tới 1.000 km.

Tầm đánh chặn xa, khả năng chính xác gần như tuyệt đối biến THAAD thành hệ thống đánh chặn không đối thủ. Chính vì điều này khiến hệ thống này thường bị Trung Quốc và Nga phản ứng dữ dội mỗi khi nó được Mỹ triển khai tại quốc gia láng giềng của hai nước này.

Cùng ngắm thông số ấn tượng của hệ thống tên lửa này qua infographic dưới đây.