[Infographic] Lưới lửa tầm thấp cực kỳ nguy hiểm của quân đội Việt Nam

ANTD.VN - Với mật độ đạn dầy đặc khi khai hỏa của pháo phòng không ZSU-23-4, những mục tiêu bay sẽ nhanh chóng bị vô hiệu hóa nếu lọt vào lưới lửa tác chiến của loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm này.

Kể từ khi xuất hiện lần đầu vào năm 1962, tổ hợp pháo phòng không ZSU-23-4 Shilka đã trở thành một trong những vũ khí lợi hại của Phòng không Không quân Liên Xô và các nước XHCN. Đây được coi là khắc tinh của trực thăng và máy bay tầm thấp của phương Tây trong suốt thời gian dài.

Dù ra đời đã lâu, nhưng cho đến nay đây vẫn là một vũ khí phòng không cơ động hiệu quả trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam. ZSU-23-4 gắn kết trên khung gầm xe bánh xích GM-575 một tháp pháo bọc thép dạng hàn có thể xoay 360 độ với 4 pháo tự động 23 mm loại 2A7 (cơ số đạn 2.000 viên) làm mát bằng chất lỏng. Mỗi nòng pháo có tốc độ bắn 850 - 1.000 phát/phút, tạo ra hỏa lực 3.400 - 4.000 phát/phút, đi kèm cơ cấu giảm giật bằng thủy lực rất đáng tin cậy.

ZSU-23-4 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay với tốc độ 450 m/s, tầm bắn hiệu quả lên tới 2.500 m. Để chống lại xe thiết giáp, Shilka sử dụng đạn BZT xuyên được 15 mm giáp đồng nhất với góc chạm 30 độ từ cự ly 100 m, hoặc lên tới 25 mm nếu bắn từ xa 400 m ở góc 0 độ.

Việc xoay tháp pháo và nâng hạ nòng pháo đều được thực hiện bằng điện, và có thể điều khiển bằng tay trong trường hợp khẩn cấp. Các nòng pháo được làm mát bằng chất lỏng và vỏ đạn tiêu thụ được đẩy ra ngoài tháp pháo bằng máng. Pháo có thể được điều khiển hỏa lực bằng radar trên xe hoặc bằng kính ngắm quang học.

Cùng xem thông số ấn tượng của loại vũ khí này qua infographic dưới đây.