- Các nghệ sĩ gạo cội Việt Nam trong ngày vui đặc biệt
- Các điểm vui chơi, giải trí tại Hà Nội đón lượng khách tăng đột biến dịp nghỉ lễ
- Lễ hội Trung Thu 2022 với "Bánh Trung thu và trái cây 3 miền"
Đông đảo các nghệ sĩ đã có mặt tại buổi lễ như nghệ sĩ Lê Mai, Kim Xuyến, các Nghệ sĩ nhân dân như Trần Quốc Chiêm-Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Lê Tiến Thọ-nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Thu Hà "Lá ngọc cành vàng"...
Ngày Sân khấu Việt Nam là cơ hội để những người làm nghề bày tỏ lòng biết ơn tới tiên tổ, đến các bậc tiền nhân, đã vượt qua mọi định kiến của xã hội mà sáng tạo nên một loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo có giá trị làm giàu cho bản sắc văn hóa, và để tri ân khán giả đã đồng hành cùng với các văn nghệ sĩ, bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu cách mạng Việt Nam.
NSND Nguyễn Hoàng Tuấn, Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội phát biểu tại buổi lễ |
Đồng thời cũng là dịp để nhìn lại hoạt động vừa qua, để đánh giá những thành tích đã đạt được và những hạn chế yếu kém, để từ đó khắc phục, đoàn kết, phấn đấu, sáng tạo nhiều tác phẩm có nội dung tư tưởng và chất lượng nghệ thuật cao, góp phần xây dựng đời sống tinh thần, cổ vũ toàn dân đoàn kết, phấn đấu đưa Thủ đô xứng đáng là Thành phố sáng tạo của UNESCO.
Phát biểu tại buổi lễ, NSND Nguyễn Hoàng Tuấn, Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội cho biết, tiếp nối thành công của năm 2021, mặc dù phải chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19, Hội Sân khấu Hà Nội đã có nhiều hoạt động sôi nổi trong 9 tháng đầu năm 2022. Hội Sân khấu Hà Nội đã tổ chức được 2 cuộc hội thảo với các chủ đề: “Sân khấu Thủ đô với công nghiệp văn hóa” và “Sân khấu với đề tài hiện đại” nhiều ý kiến phát biểu nhằm tìm ra các giải pháp, gây được ấn tượng trong giới văn học nghệ thuật nói chung, ngành sân khấu nói riêng.
NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội thắp hương tưởng nhớ tổ nghề |
Ngoài ra, hội còn tổ chức cho các tác giả hội viên đi thực tế vùng ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận, tham quan một số khu công nghiệp, nông nghiệp cũng như tìm hiểu thêm về mảnh đất và con người đang từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng và Nhà nước, Thủ đô Hà Nội đề ra. Sau chuyến đi thực tế, các tác giả đã có nhiều ý tưởng sáng tác rất khả quan cho các kịch bản của mình.
Hội còn tổ chức cho các hội viên tham dự các buổi học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng và Thành phố nhằm nâng cao nhận thức chính trị cho hội viên và nắm bắt được tình hình, diễn biến trong nước và trên thế giới.
Các nghệ sĩ trước bàn thờ tổ nghiệp |
"Ngày Sân khấu Việt Nam là hội của ngành sân khấu cả nước, ngày giỗ tổ nghiệp của nghề, của những người làm sân khấu. Chúng ta luôn nhớ ơn công đức của các bậc tiền bối đã để lại cho con cháu một di sản sân khấu đồ sộ, đòi hỏi chúng ta phải gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Việt. Hôm nay, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức ngày Sân khấu Việt Nam và ngày giỗ tổ nghề. Xin thành tâm kính lễ với tất cả tấm lòng biết ơn và nguyện làm tròn trách nhiệm đưa nền sân khấu cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng phát triển đáp ứng được nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhân dân đã giao phó", Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội bày tỏ.
Tại buổi lễ, Hội Sân khấu Hà Nội đã kết nạp 9 hội viên. Tiếp sau đó, các nghệ sĩ lần lượt dâng hương trước bàn thờ tổ.