"Hòa sắc 2024" - Thầy cô trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam bày tranh triển lãm

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Triển lãm "Hòa sắc 2024" giới thiệu tới người xem 47 tác phẩm của 43 tác giả là cán bộ, giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Đây là hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam và hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập nhà trường. 

Triển lãm vừa khai mạc sáng ngày 15/11 tại 42 Yết Kiêu, Hà Nội.

Tại "Hòa sắc 2024", sự đa dạng về loại hình và chất liệu sáng tác tiếp tục được duy trì. Các nghệ sĩ đến từ các khoa, các phòng ban chuyên môn của trường đã chứng minh được thế mạnh trong chuyên môn của mình. Ngoài ra, sự linh hoạt được thể hiện qua việc lựa chọn các chất liệu biểu đạt nghệ thuật. Chất lượng đồng đều của các tác phẩm cho thấy sự thành thạo về kỹ thuật hàn lâm kết hợp nhuần nhuyễn với thẩm mỹ thời đại. Định hướng này cũng đã được duy trì từ những ngày đầu thành lập trường tới nay.

Các thầy cô giáo từng giảng dạy tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tới dự triển lãm.

Các thầy cô giáo từng giảng dạy tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tới dự triển lãm.

Các tác phẩm góp mặt tại triển lãm không gò bó về chủ đề hay nội dung, tư tưởng. Mỗi nghệ sĩ trình bày một góc nhìn của mình về thế giới xung quanh. Nghệ thuật vốn là sự phản ánh cuộc sống, vì vậy, dù bằng cách này hay cách khác, các nghệ sĩ đều bộc lộ tình yêu và niềm tin không thể thay đổi về con đường sáng tạo của mình.

Được làm việc trong môi trường sáng tạo đáng tự hào, các nhà giáo - nghệ sĩ luôn ý thức được việc dung hòa giữa công việc giảng dạy và sáng tác của mình, để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp nghệ thuật chung của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. “Ôn cố tri tân”, hướng đến cái mới, không ngừng phát triển bản thân mà không quên đi nguồn gốc của mình, đó cũng là thông điệp muốn gửi gắm qua các tác phẩm tại triển lãm "Hòa sắc 2024".

Tiến sĩ Đặng Thị Phong Lan, Phó Hiệu trưởng phụ trách trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm.

Tiến sĩ Đặng Thị Phong Lan, Phó Hiệu trưởng phụ trách trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm.

Phát biểu khai mạc triển lãm, Phó Hiệu trường phụ trách nhà trường - Tiến sĩ Đặng Thị Phong Lan cho rằng, dù thể hiện ở bất cứ chất liệu, hình thức nào thì sự thành thạo về kỹ thuật hàn lâm kết hợp nhuần nhuyễn với thẩm mỹ thời đại luôn được khẳng định. Đó cũng chính là thương hiệu, là uy tín của các giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam với bề dày truyền thống lịch sử 100 năm. Điều này cho thấy ngoài những cống hiến thường ngày cho sự nghiệp giáo dục, các cán bộ giảng viên nhà trường vẫn không ngừng sáng tác, khẳng định tay nghề và vị trí của mình trong nền mỹ thuật đương đại.

"Bằng các tác phẩm nghệ thuật có chất lượng, tác phẩm của các thầy cô trong triển lãm là món quà có ý nghĩa vừa tri ân quá khứ vừa viết tiếp lịch sử của nhà trường, hướng tới tương lai. Một công việc đáng tự hào của các nhà giáo-nghệ sĩ luôn ý thức được việc dung hòa giữa giảng dạy và sáng tác, để không ngừng cống hiến cho sự nghiệp nghệ thuật của nhà trường", TS Đặng Thị Phong Lan nhấn mạnh.

Triển lãm "Hòa sắc 2024" kéo dài đến hết ngày 25/11 tại nhà Bảo tàng, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Một số tác phẩm tại triển lãm:

Lưu Chí Hiếu, tác phẩm: Ngày Thu xanh, chất liệu: Lụa

Lưu Chí Hiếu, tác phẩm: Ngày Thu xanh, chất liệu: Lụa

Vũ Văn Tịch, tác phẩm: Bay, chất liệu: sơn mài

Vũ Văn Tịch, tác phẩm: Bay, chất liệu: sơn mài

Nguyễn Văn Mạnh, tác phẩm: Ngày xa xưa, chất liệu: sơn dầu

Nguyễn Văn Mạnh, tác phẩm: Ngày xa xưa, chất liệu: sơn dầu

Nguyễn Mai Loan, tác phẩm: Cội rễ vô thanh, chất liệu: Sơn mài

Nguyễn Mai Loan, tác phẩm: Cội rễ vô thanh, chất liệu: Sơn mài

Đinh Minh Đông, tác phẩm: Đôi mắt, chất liệu: Sơn dầu

Đinh Minh Đông, tác phẩm: Đôi mắt, chất liệu: Sơn dầu

Nguyễn Nghĩa Dậu, tác phẩm: Mùa nhớ, chất liệu: sơn mài

Nguyễn Nghĩa Dậu, tác phẩm: Mùa nhớ, chất liệu: sơn mài