Hình thức tuyên truyền giao thông chậm đổi mới

(ANTĐ) - Hà Nội có gần 3,4 triệu nhân khẩu với 2,17 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó trên 340.000 người làm việc tại các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, 20.000 người lái “xe ôm” cùng hàng nghìn người buôn bán hàng rong...

Hình thức tuyên truyền giao thông chậm đổi mới

(ANTĐ) - Hà Nội có gần 3,4 triệu nhân khẩu với 2,17 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó trên 340.000 người làm việc tại các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, 20.000 người lái “xe ôm” cùng hàng nghìn người buôn bán hàng rong...

Tất cả những đối tượng kể trên đều tham gia giao thông ít nhất 1 lần/ngày. Đó là số liệu được đưa ra tại Hội thảo an toàn giao thông thường niên lần thứ 3 do ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (HPC) và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức ngày 20-2 tại Hà Nội.

Ngã tư Kim Liên- Đại Cồ Việt, điểm nóng về giao thông
Ngã tư Kim Liên- Đại Cồ Việt, điểm nóng về giao thông

Theo đó, mặc dù đã có nhiều biện pháp tích cực: giải tỏa lòng đường, vỉa hè, xây cầu vượt, đường hầm cho người đi bộ, nhưng những hiện tượng như ách tắc, đi sai làn, phóng nhanh, vượt ẩu... vẫn diễn ra hàng ngày.

Ông Nguyễn Hoàng Long - Trưởng phòng Thông tin Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nhận định hậu quả trên do hình thức tuyên truyền, giáo dục còn chậm đổi mới, thiếu sinh động: biểu dương nhiều, phê phán ít, hoặc có phê phán thì chung chung; có những hình thức tuyên truyền cách đây gần 20 năm vẫn chưa thay đổi nên kém hấp dẫn; chưa có hình thức tuyên truyền riêng dành cho: học sinh, sinh viên, người ngoại tỉnh hay từng hộ gia đình; chưa chú trọng những hình thức tuyên truyền gắn với thiết bị hiện đại như băng, đĩa hình, trò chơi, phim...     

Mỹ Linh