Hệ thống phòng không S-300 đã tàng hình trước sự truy lùng của tiêm kích F-35 như thế nào?

ANTD.VN - Dù được báo trước vị trí đóng quân của S-300 song máy bay tiêm kích tối tân F 35 Mỹ không có cách gì phát hiện ra hệ thống phòng không này. Tình uống này là do hệ thống phòng không S-300 đã bật chế độ "ẩn mình".

Cách đây ít lâu, phi công tiêm kích F-35 của Mỹ có tên Craig Andrle đã kể về việc không thể nhận biết hệ thống phòng không S-300 dưới mặt đất khi thực hiện nhiệm vụ gần biên giới Ukraine.

Theo phi công Andrle, thông tin trinh sát thu thập xong sẽ được Mỹ cung cấp cho phía Ukraine.

Viên phi công người Mỹ nhớ lại một trong những chuyến bay của mình, theo đó cơ quan kiểm soát mặt đất ở Đức đã thông báo về vị trí cụ thể của hệ thống phòng không S-300PMU-1 được Nga triển khai ở Belarus.

Phi công Andrle được yêu cầu sử dụng radar của F-35 khi chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ năm bay qua biên giới Ukraine - Ba Lan - Belarus để xác nhận vị trí của hệ thống phòng không mục tiêu.

Tuy nhiên radar F-35 hoàn toàn không phát hiện ra hệ thống phòng không nào, mà theo các nguồn tin tình báo khác, nó đã có mặt hàng giờ trước đó. Sau đó, có thông tin cho rằng S-300PMU-1 đang ở "chế độ dự bị chiến tranh".

Đây là một tính năng của hệ thống phòng không S-300PMU-1, cho phép nó hoạt động với khả năng hạn chế ngay cả khi một số bộ phận bị hư hại hoặc phá hủy trong cuộc xung đột.

Chế độ này được thiết kế để đảm bảo rằng hệ thống có thể tiếp tục hoạt động, ngay cả khi nó bị thiệt hại do hỏa lực của kẻ thù hoặc một nguyên nhân khác.

Khi S-300PMU-1 ở chế độ “dự bị chiến tranh”, nó sẽ tự động chuyển sang các bộ phận và hệ thống dự phòng nếu khí tài chính bị hư hỏng hoặc phá hủy.

Ví dụ, nếu ăng ten chính của radar bị phá hủy, hệ thống sẽ chuyển sang ăng ten dự phòng để tiếp tục theo dõi mục tiêu. Điều này giúp tổ hợp có thể tiếp tục hoạt động hiệu quả ngay cả khi bị kẻ thù tấn công.

“Chế độ dự bị chiến tranh” thường được sử dụng trong tình huống S-300PMU-1 đang bị tấn công hoặc có nguy cơ bị tấn công. Bằng cách chuyển sang chế độ này, hệ thống có thể tiếp tục cung cấp hỏa lực bảo vệ, ngay cả khi nó bị hư hại.

Điều này đặc biệt quan trọng trong tình huống xung đột, khi khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công trên không của kẻ thù mang ý nghĩa sống còn.

Chế độ “dự bị chiến tranh” của hệ thống phòng không S-300PMU-1 là một tính năng cho phép bảo tồn nguồn lực và kéo dài thời gian hoạt động. Ở trạng thái này, tổ hợp bị tắt một phần hoặc hoàn toàn, chỉ để lại các thành phần thiết yếu hoạt động.

Điều này làm giảm hao mòn trên hệ thống cũng như tiết kiệm nhiên liệu và các tài nguyên khác. Tuy vậy tổ hợp vẫn tiếp tục cung cấp khả năng phòng không, nhưng chỉ khi cần thiết nhất.

Với những gì đã nói ở trên, chúng ta có thể kết luận rằng "chế độ dự bị chiến tranh" mang lại lợi thế cho khẩu đội phòng không vào những thời điểm cụ thể. Nhưng có ưu điểm thì cũng có nhược điểm.

Nhược điểm lớn là hệ thống ít có khả năng phát hiện và phản hồi các mối đe dọa khi ở chế độ này. Điều đó có thể khiến nó dễ bị tấn công, đặc biệt nếu kẻ thù phát động một cuộc tập kích bất ngờ hoặc áp đảo hệ thống với một số lượng lớn phương tiện.

Một nhược điểm tiềm ẩn khác là hệ thống S-300PMU-1 có thể mất nhiều thời gian hơn để kích hoạt và hoạt động trở lại đầy đủ sau khi ở “chế độ dự bị chiến tranh.

Đây sẽ là một vấn đề lớn nếu hệ thống cần được triển khai nhanh chóng để đối phó với mối đe dọa, vì tổ hợp có thể không phản ứng kịp thời để ngăn chặn một cuộc tấn công.

Nói chung, quyết định sử dụng “chế độ dự bị chiến tranh” nên dựa trên đánh giá cẩn thận về rủi ro và lợi ích liên quan.

Mặc dù đây có thể là một cách hiệu quả để bảo tồn tài nguyên và kéo dài tuổi thọ của hệ thống, nhưng nó chỉ nên được sử dụng khi lợi ích lớn hơn những hạn chế và rủi ro tiềm ẩn.

Quay lại tình huống đề cập, phi công Andrle đã kích hoạt radar của máy bay chiến đấu và chủ động quét mục tiêu. Khi ở chế độ này, radar của F-35 nhận được tất cả các tín hiệu phản hồi trở lại.

Nhưng khi đó S-300PMU-1 đã tắt chế độ quét chủ động và chuyển sang quét thụ động. Tức là hệ thống phòng không của Nga không tìm kiếm kẻ thù mà chỉ lắng nghe. Khi radar S-300 lắng nghe, nó không trả lại tín hiệu, tức là tín hiệu không dội lại.

Do vậy, radar của F-35 không thể phát hiện ra thực tế là có hệ thống phòng không đang âm thầm theo dõi, vì nó không nhận được tín hiệu chủ động từ radar phát đi.

Hệ thống phòng không S-300PMU-1 có một số chế độ hoạt động, bao gồm “chế độ bình thường”, “chế độ chiến đấu” và “chế độ dự bị chiến tranh”. "Chế độ bình thường" được sử dụng trong thời bình, nhằm mục đích đào tạo thường xuyên và bảo trì hệ thống.

"Chế độ chiến đấu" được sử dụng trong các hoạt động quân sự, khi hệ thống đang tích cực tham gia vào việc phát hiện và tấn công các mục tiêu.