- Tình hình chiến sự thế giới thay đổi ra sao khi ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng?
- Ukraine không thể ngăn Nga cung cấp nhiên liệu qua đường ống dẫn dầu Druzhba
- Áp lực lớn từ đối tác buộc Thụy Sĩ sớm dỡ bỏ lệnh cấm tái xuất khẩu vũ khí cho Ukraine?
|
Khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, giới truyền thông rất chờ đợi động thái được ông đưa ra nhằm chấm dứt cuộc xung đột Ukraine như lời hứa lúc vận động tranh cử. |
|
Bước đi đầu tiên có vẻ đã tới khi ấn phẩm Wall Street Journal (WSJ) cho biết, các thành viên trong nội các tương lai của ông Trump đang thăm dò và đề nghị Ukraine từ bỏ mong muốn gia nhập NATO trong 20 năm tới để đổi lấy nguồn cung cấp vũ khí. |
|
Bản kế hoạch nói trên được thảo luận trong giới thân cận với tổng thống vừa đắc cử của Mỹ, nếu được triển khai, có thể còn đi kèm với việc thành lập một khu phi quân sự nhằm tạm thời “đóng băng” cuộc chiến. |
|
Theo các chuyên gia phân tích của tờ WSJ, ý tưởng trên liên quan đến việc Ukraine trì hoãn mong muốn gia nhập NATO, đây được xem như một biện pháp giảm làm căng thẳng và tìm kiếm sự thỏa hiệp. |
|
Những người ủng hộ bản kế hoạch nhận xét điều này có thể giúp ổn định tình hình giao tranh, hạn chế xung đột, đồng thời tận dụng thời gian hòa hoãn để cung cấp cho Ukraine những vũ khí cần thiết, hướng tới tăng cường khả năng phòng thủ. |
|
Việc thiết lập một khu phi quân sự và có thể đưa lính gìn giữ hòa bình quốc tế vào giám sát sẽ được coi là đảm bảo an ninh cho cả hai bên, ngoài ra còn là một bước đi hướng tới giải pháp tương lai. |
|
Nhóm công tác của ông Trump hy vọng rằng nỗ lực đóng băng cuộc chiến và từ bỏ sự mở rộng về phía Đông của NATO sẽ trở thành một phần trong các cuộc đàm phán với Nga nhằm ổn định tình hình khu vực. |
|
Nhưng trong diễn biến khác, nhiều thành viên châu Âu thuộc Liên minh quân sự NATO đang bày tỏ lo ngại ngại về tình hình hiện nay ở Ukraine, khi vị thế của Kyiv có thể bị suy yếu nghiêm trọng. |
|
Việc thừa nhận phía Ukraine gặp nguy cơ lớn sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa kết thúc đã gây thêm lo ngại trong Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương. |
|
Việc ông Trump lên nắm quyền sau khi nhiều lần tuyên bố cần xem xét lại sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine đã làm gia tăng lo ngại từ các đồng minh phương Tây về tương lai của Kyiv. |
|
NATO đặc biệt đề phòng khả năng chính sách mới của ông Trump sẽ ảnh hưởng lớn đến chiến lược của tổ chức quân sự này và gây nguy cơ cho sự hỗ trợ lâu dài đối với Kyiv, nhằm giúp Lực lượng vũ trang Ukraine đủ sức đứng vững trên thực địa. |
|
Nhiều cuộc thảo luận trong nội bộ NATO cũng đang được tăng cường, liên quan đến hướng đi tương lai đối với Ukraine, bao gồm những thay đổi có thể xảy ra về khối lượng cung cấp vũ khí và hỗ trợ tài chính. |
|
Nhưng trong lúc này đã xuất hiện một diễn biến mới đáng quan tâm hơn cả, đó là nếu nguồn cung cấp vũ khí từ Mỹ bị cắt bỏ, Ukraine có thể quay lại phát triển vũ khí hạt nhân, đề xuất trên đã được Kyiv bày tỏ và ông Trump đánh giá là "hợp lý". |
|
Không loại trừ khả năng đây mới thực sự là quân át chủ bài để tân Tổng thống Mỹ mang ra "mặc cả" với chính quyền Nga nhằm hướng đến mục tiêu "chấm dứt xung đột trong vòng 24 giờ", bởi rõ ràng "sức nặng" của phương án trên là rất lớn. |