- Đặc sắc lễ lên nhà Rông ở Hà Nội
- "Ngày hội gia đình" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
- "Sống như những đóa hoa", chuỗi hoạt động tháng 3 hướng về biển đảo Tổ quốc
Chương trình có sự tham gia của hơn 100 đồng bào của 16 dân tộc, các nghệ nhân đồng bào dân tộc Chăm làng gốm Bàu Trúc tỉnh Ninh Thuận và sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc.
Điểm nhấn của “Mùa hè trong em” là hoạt động “Tuổi thơ của chúng em”.Tại đây, Ban Tổ chức sẽ trưng bày hình ảnh các hoạt động trẻ thơ ấn tượng mùa hè năm 2016, 2017, 2018, 2019 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, cuộc thi viết chữ đẹp “Nét đẹp, nết người”, cuộc thi vẽ tranh “Em yêu làng em”, cuộc thi “Một hành động nhỏ với rác thải nhựa lớn” và một số trò chơi dân gian của trẻ em như chơi ô ăn quan, đánh chắt chơi chuyền…
Hoạt động dành cho thiếu nhi tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Ngoài ra còn tổ chức không gian đọc sách, truyện cho thiếu nhi và du khách. Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tiếp tục phát huy về phong trào “chống rác thải nhựa” từ cảm hứng các tác phẩm được giải năm 2019 và lan tỏa phong trào năm 2020 cùng nhau giữ gìn môi trường xanh tại “ngôi nhà chung”, đẩy mạnh phong trào “làng bản văn hóa xanh - sạch - đẹp”…
Bên cạnh đó, chương trình còn có các hoạt động theo chuyên đề “Giai điệu từ đất”, sẽ trình diễn giới thiệu hành trình của gốm với làng nghề gốm Bàu Trúc của tỉnh Ninh Thuận. Đặc biệt là qui trình làm gốm của các nghệ nhân đồng bào dân tộc Chăm từ khâu chọn đất, làm đất, nặn, xoay bàn xoay…nung gốm và các sản phẩm đặc trưng của gốm Bàu Trúc. Du khách sẽ trải nghiệm và thao tác cùng với các nghệ nhân đồng bào dân tộc Chăm.
Đồng thời, các nghệ nhân gốm Bàu Trúc sẽ trình diễn âm nhạc dân tộc “Tình làng gốm - nơi đất nở hoa”. Một không gian âm nhạc đậm đà màu sắc văn hóa sẽ dẫn dắt người nghe đến với nền văn hóa Chăm trong tiếng trống paranưng, các ca khúc về làng Chăm...
Vào các dịp cuối tuần, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ có chương trình ca múa nhạc “Mùa hè yêu thương” do sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc biểu diễn; Tổ chức Lễ dâng y tắm mưa hay còn gọi là Lễ nhập hạ của đồng bào Khmer; Chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; Hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.