Hạn chế rủi ro tiềm ẩn

(ANTĐ) - Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố Thông tư 22/TT-NHNN ban hành văn bản về quản lý huy động và cho vay bằng vàng đối với tổ chức tín dụng (TCTD), theo hướng thu hẹp đối tượng và hoạt động kinh doanh, ông Nguyễn Ngọc Bảo (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN ã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Hạn chế rủi ro tiềm ẩn

(ANTĐ) - Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố Thông tư 22/TT-NHNN ban hành văn bản về quản lý huy động và cho vay bằng vàng đối với tổ chức tín dụng (TCTD), theo hướng thu hẹp đối tượng và hoạt động kinh doanh, ông Nguyễn Ngọc Bảo (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN ã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Thời gian gần đây, giá vàng biến động lớn                                            Ảnh minh họa

- PV: Theo đánh giá của các chuyên gia thì vốn vàng trong dân còn rất lớn, tại sao NHNN lại ra quy định theo hướng thu hẹp việc huy động và cho vay?

- Ở nước ta, người dân có thói quen mua vàng để cất trữ, định giá, thanh toán. Thời gian gần đây, giá vàng biến động lớn, tách rời giá trị, đầu cơ gia tăng. Việc lưu thông vàng, huy động và cho vay bằng vàng của các TCTD tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của các TCTD.

Các chủ thể đầu tư trong nền kinh tế (Chính phủ, doanh nghiệp, người dân và TCTD) có thể huy động được vốn bằng vàng nhưng khả năng sử dụng vốn bằng vàng gặp khó khăn là do khó bảo toàn vốn và sinh lời theo giá vàng, bởi giá vàng biến động phức tạp, tăng với biên độ lớn.

Việc huy động và cho vay bằng vàng được mở rộng, làm tăng tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế, tăng hiện tượng đầu cơ, thị trường “ngầm” về vàng diễn biến phức tạp, nhập lậu vàng tăng, tác động tiêu cực đến thị trường tiền tệ, ngoại hối và tỷ giá.

Thực tế thời gian qua, việc cho vay vốn bằng vàng của TCTD tập trung chủ yếu ở lĩnh vực phi sản suất, đây là lĩnh vực Nhà nước không khuyến khích. Đối với kinh doanh của TCTD, rủi ro trong cho vay vàng và chuyển đổi nguồn vốn bằng vàng thành VND tăng lên, khi giá vàng tăng cao và chưa có biện pháp khả thi để phòng ngừa rủi ro giá vàng; các TCTD mới sử dụng 60% số vốn huy động vốn bằng vàng, hiệu quả kinh doanh thấp. Với tình hình thực tế và tồn tại này, việc sửa đổi cơ chế huy động và cho vay vốn bằng vàng theo hướng thu hẹp là phù hợp.

- PV: Theo quy định mới thì các TCTD không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng. Phải chăng việc chuyển đổi này tiềm ẩn những rủi ro?

- Theo Quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN trước đây, TCTD được chuyển tối đa 30% vốn bằng vàng huy động được thành tiền để TCTD sử dụng linh hoạt nguồn vốn huy động bằng vàng trong kinh doanh nhưng thực tế việc bảo toàn vốn cho vay gặp khó khăn, có ít TCTD thực hiện việc chuyển đổi.

TCTD thực hiện việc chuyển đổi rất dễ bị rủi ro kinh doanh, do không duy trì trạng thái vàng và không thực hiện được bảo hiểm giá vàng biến động mạnh. Có hiện tượng TCTD sử dụng nguồn vốn bằng tiền chuyển đổi để quay vòng đầu cơ vàng và ngoại tệ, ảnh hưởng xấu đến thị trường ngoại hối và tỷ giá. Việc chuyển đổi vốn bằng vàng thành tiền đã kích thích nhiều TCTD mở rộng huy động để cho vay bằng vàng với lãi suất cao đối với lĩnh vực phi sản xuất mà Nhà nước không khuyến khích. Để khắc phục rủi ro, tồn tại này, trong Thông tư mới ban hành không cho phép TCTD thực hiện việc chuyển đổi vốn huy động bằng vàng.

- PV: Thông tư này sẽ tác động như thế nào tới hoạt động kinh doanh của TCTD và thị trường tiền tệ, ngoại hối?

- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN ban hành cơ chế mới theo hướng thu hẹp huy động và cho vay bằng vàng, là việc làm tiếp theo của các giải pháp đã thực hiện từ đầu năm nay như cấm hoạt động đối với các sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, cho phép nhập khẩu vàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường, phối hợp với các cơ quan chức năng chống nhập lậu vàng.

Cơ chế mới được thực thi sẽ góp phần tích cực để khắc phục những tồn tại của việc lưu thông vàng trong nền kinh tế, khắc phục rủi ro về kỳ hạn, thanh khoản và lãi suất đối với TCTD huy động và cho vay bằng vàng. Đối với nền kinh tế và thị trường ngoại hối sẽ giảm nhập lậu, đầu cơ vàng và ngoại tệ, góp phần ổn định thị trường ngoại hối và tiền tệ.

Một khối lượng vàng đầu tư và đầu cơ trên thị trường trong nước chuyển dần thành vốn bằng tiền (VND, ngoại tệ) để đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, thông qua các công cụ huy động của ngân sách nhà nước, các TCTD, doanh nghiệp. NHNN theo dõi sát tác động của cơ chế mới và diễn biến của thị trường để tiếp tục có giải pháp hợp lý, cần thiết theo hướng thu hẹp dần các giao dịch bằng vàng trong nền kinh tế.

Hùng Anh (Ghi)