- Ấn tượng với hình ảnh thi tài của 19 đội PCCC cơ sở ở làng hoa nức tiếng Thủ đô
- Cận cảnh cắt "chuồng cọp" làm cửa thoát hiểm, dùng thang dây thoát khỏi hỏa hoạn ở Hà Nội
Các ngõ sâu từ từ 50m trở lên ở Hà Nội phải có điểm chữa cháy công cộng trước 20/6/2023 |
UBND TP Hà Nội vừa có kế hoạch tuyên truyền,phổ biến pháp luật và xây dựng mô hình phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho cộng đồng trên địa bàn thành phố.
Triển khai các điểm chữa cháy công cộng trước 20/6/2023
Mục đích, yêu cầu được nêu rõ qua kế hoạch là xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình an toàn về PCCC và CNCH đáp ứng theo phương châm 4 tại chỗ “Lực lượng ở trong dân - Phương tiện ở trong dân -Hậu cần ở trong dân - Chỉ huy ở trong dân”; vận động ít nhất 2% hộ gia đình có cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động PCCC và CNCH.
Việc lựa chọn, xây dựng các mô hình an toàn về PCCC và CNCH phải phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; phải phát huy thực sự có hiệu quả phương châm bốn tại chỗ khi có cháy, nổ xảy ra.
Các mô hình toàn dân tham gia PCCC và CNCH phải triển khai thực hiện và đưa vào hoạt động đồng bộ theo chỉ tiêu của Bộ Công an trước ngày 20/6/2023 gồm: tổ liên gia an toàn PCCC; Điểm chữa cháy công cộng.
Trước ngày 15/12/2023, căn cứ vào đặc điểm của từng địa bàn, khu dân cư, loại hình cơ sở để lựa chọn và xây dựng mô hình an toàn về PCCC: Khu chung cư, tập thể an toàn PCCC; Cụm liên kết Làng nghề an toàn; Cụm liên kết an toàn trong Khu/Cụm công nghiệp; Cụm liên kết an toàn PCCC rừng.
UBND TP cũng yêu cầu trước ngày 20/6/2023 các đơn vị phải tuyên truyền, vận động 100% hộ gia đình trang bị các phương tiện chữa cháy, CNCH; phấn đấu mỗi hộ gia đình được trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy và dụng cụ, phương tiện CNCH cần thiết.
Tổ chức khảo sát, thống kê, lập danh sách các hộ gia đình, hộ gia đình để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, nổ liền kề; các khu phố trong khu dân cư, làng nghề, ngõ, hẻm tập trung đông dân cư; các ngõ,ngách, hẻm có chiều sâu từ 50m trở lên, xe chữa cháy không tiếp cận được;cơ sở trong khu, cụm công nghiệp; địa bàn có rừng hoàn thành xong trước ngày 30/4/2023.
Trước ngày 20/06/2023, bảo đảm 100% nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ và liền kề nhau phải tham gia Tổ liên gia an toàn PCCC; 100% các ngõ, hẻm có chiều sâu từ 50m trở lên, xe chữa cháy không tiếp cận được phải bố trí “Điểm chữa cháy công cộng” theo đúng tiêu chí.
Vận động 100% nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh từ 2 tầng trở lên mở lối thoát nạn thứ 2, đồng thời vận động mỗi hộ gia đình trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy xách tay, 1 dụng cụ phá dỡ xong trước ngày 15/12/2023...
Mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” đã và đang được triển khai hiệu quả ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội |
6 mô hình PCCC phải triển khai
Mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” được triển khai với người dân thường xuyên sinh sống, làm việc tại hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, khu dân cư; Có quy chế hoạt động của tổ liên gia (phân công nhiệm vụ tổ trưởng, tổ viên, chủ hộ gia đình, người dân sinh sống tại các hộ gia đình; chế độ hoạt động...);Mỗi hộ gia đình phải có ít nhất 1 người tham gia lớp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và CNCH;
Vận động mỗi hộ gia đình trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy xách tay và tối thiểu 1 dụng cụ phá dỡ (xà beng, kìm cộng lực, búa, rìu,...); ngoài ra có thể trang bị thêm dụng cụ phục vụ thoát nạn như đèn pin, mặt nạ phòng độc,...
Có hệ thống nút ấn (sử dụng công tắc điện hoặc nút ấn báo cháy), thiết bị báo sự cố cháy bằng âm thanh, ánh sáng.
Mô hình “Điểm chữa cháy công cộng" áp dụng với các ngõ, hẻm tập trung nhiều nhà có chiều sâu từ 50m trở lên, xe chữa cháy không tiếp cận được. Mô hình này phải bố trí các điểm chữa cháy thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện để chữa cháy,CNCH; không cản trở lối đi lại của người dân, tránh mưa, nắng và có biển thông báo;
Phải có quy định về quản lý, sử dụng phương tiện PCCC, CNCN tại các điểm chữa cháy công cộng; ban hành, niêm yết quy trình xử lý sự cố cháy,nổ, cứu nạn, cứu hộ (các bước xử lý cháy, nổ, sự cố: số điện thoại liên hệ: Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH qua số 114 hoặc App báo cháy 114, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên địa bàn, UBND hoặc Công an cấp xã. Lực lượng dân phòng...) và hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị, phương tiện.
Căn cứ vào điều kiện thực tế, khu vực có trụ nước chữa cháy có thể trang bị lăng, vòi, đầu nối; khu vực có ao, hồ, bể nước có thể trang bị máy bơm chữa cháy...
Mô hình "Khu chung cư tập thể an toàn PCCC" được triển khai ở các hộ gia đình sinh sống và làm việc tại các nhà chung cư, nhà tập thể, nhà có nhiều hộ trên địa bàn.
Mô hình này phải có Đội PCCC cơ sở được trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp theo quy định và đáp ứng công tác xử lý các tình huống cháy, nổ,tai nạn, sự cố.
Mô hình “Cụm liên kết Làng nghề an toàn PCCC" áp dụng với các cơ sở sản xuất, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh trong các khu dân cư, khu vực được công nhận là "Làng nghề’’; địa bàn nhiều ngõ nhỏ xe chữa cháy khó tiếp cận khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn xảy ra. Gồm từ 5 đến 10 cơ sở sản xuất, hộ gia đình nằm cùng trên 1 tuyến đường bên trong “Làng nghề”.
Mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC trong Khu/Cụm công nghiệp" gồm các cơ sở nằm trong các Khu, cụm công nghiệp trên địa bàn ; Mỗi Cụm liên kết gồm từ 5 đến 10 cơ sở hoặc nằm cùng trên 1 tuyến đường nội bộ bên trong khu/cụm công nghiệp.
Cụm liên kết an toàn PCCC rừng gồm các huyện, thị xã có rừng trên địa bàn thành phố phải trang bị các phương tiện PCCC phù hợp với đặc điểm của từng loại rừng...
Nội dung chi tiết hướng dẫn các mô hình pccc phải triển khai trong năm 2023 ở Hà Nội xem tại đây: