- Hà Nội sau 8 năm mở rộng địa giới hành chính: Thu nhập người dân Thủ đô tăng gấp đôi
- Hà Nội tăng tốc cải cách, nâng sức cạnh tranh
- Kinh tế Hà Nội chuyển biến tích cực
Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong 6 năm qua
Sáng 5/12, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đã báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội năm 2016 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho năm 2017.
Theo đó, trong năm 2016, chỉ số giá tiêu dùng ước tăng 3,01-3,07%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 173.846 tỷ đồng, bằng 102,6% dự toán HĐND TP giao, tăng 16,2%. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 74.479 tỷ đồng, bằng 101% dự toán năm. Trong đó, chi đầu tư phát triển là 33.499 tỷ đồng, đạt 107,7% dự toán; các khoản chi thường xuyên là 40.968 tỷ đồng, đạt 100% dự toán. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh- PCI xếp thứ 24/63, tăng 2 bậc so với năm trước, xếp hạng cao nhất kể từ ngày công bố Chỉ số PCI.
Tăng trưởng kinh tế năm 2016 của Hà Nội đạt 8,03%
Đặc biệt, thành phố đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Vốn đăng ký của các dự án ngoài ngân sách nhà nước đạt 423,8 nghìn tỷ đồng. Trong đó, 163 dự án trong nước với 161,246 nghìn tỷ đồng; 445 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 2,8 tỷ USD (tương đương 58,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2015), vốn thực hiện đạt 1,2 tỷ USD; doanh nghiệp thành lập mới đăng ký với số vốn 203,76 nghìn tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2015. Tổng vốn đầu tư xã hội ước đạt 277.950 tỷ đồng, tăng 10%.
Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cao với 22.922 doanh nghiệp mới, tăng 19% (vốn đăng ký 203.765 tỷ đồng, tăng 42%). Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2016 ước tăng 8,03%, đạt mức cao nhất trong 6 năm trở lại đây.
Năm 2016, Thanh tra thành phố và thanh tra các sở, ngành, quận, huyện, thị xã đã triên khai 330 cuộc thanh tra (trong đó 231 cuộc theo kế hoạch và 99 cuộc đột xuât); đã kết luận 268 cuộc. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi 141,1 tỷ đồng và 14,08 ha đất; kiểm điểm trách nhiệm và rút kinh nghiệm đối với 70 tập thê và 129 cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý dẫn đến sai phạm; xử phạt vi phạm hành chính 53,3 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra 9 vụ.
Thu nhập bình quân đầu người 88 triệu đồng/năm 2017
Năm 2017, mục tiêu tăng trưởng của cả nước đề ra là 6,7%, cao hơn năm 2016 (ước khoảng 6,3-6,5%); căn cứ tình hình và kết quả đạt được năm 2016, UBND TP xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội năm 2017, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố đạt 8,5%-9%, thu nhập bình quân đầu người là 86-88 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn từ 11%-12%; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 4%-5%.
Theo đó, sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực hiện tốt an sinh, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân. Cải thiện môi trường đầu tư, kỉnh doanh; khuyển khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chỉ số PCI, trọng tâm là các lĩnh vực: quy hoạch, đâu tư, đât đai, xây dựng, cấp giây chứng nhận đăng ký kinh doanh, giây phép đâu tư. Tăng cường xúc tiến đầu tư, các giải pháp huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.
Trong lĩnh vực y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân. Quản lý chặt chẽ chất lượng hoạt động khám chữa bệnh. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Triển khai mô hình bác sĩ gia đình, thực hiện đề án giảm quá tải bệnh nhân tại các Bệnh viện công lập của Hà Nội. Đảm bảo tiến độ dự án nâng cấp bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn. Tập trung xây dựng mới Bệnh viện nhi Hà Nội và khởi công xây dựng Trung tâm phức hợp Bệnh viện Tim Hà Nội (tại Quận Tây Hồ).
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nhất là các tuyến đường sắt, đường vành đai; tiển khai phát triển khu vực đô thị dọc hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài theo cơ chế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phát triển mạng lưới giao thông hiện đại; tập trung triển khai các công trình giao thông. Hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình cấp bách chống ùn tắc giao thông theo cơ chế đặc thù: cầu nút giao Ô Đông Mác, cầu vượt nút giao cổ Linh, cầu vượt nút giao đường Thanh Niên - An Dương, đường vành đai 3 (dưới thấp) đoạn Mai Dịch câu Thăng Long, mở rộng nút giao Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc,...