Gợi ý đáp án đề thi Ngữ văn vào lớp 10 TP.Hồ Chí Minh năm 2022

ANTD.VN - Sáng nay 11-6, gần 94.000 thí sinh ở TP.HCM chính thức bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2022 - 2023 với môn thi Ngữ văn. Tổ Ngữ văn Hệ thống giáo dục HOCMAI đã có gợi ý đáp án nhanh nhất, chính xác nhất. 

Tổ Ngữ Văn – Hệ thống giáo dục HOCMAI gợi ý đáp án:

Câu

Phần

Nội dung

1

a

Học sinh dựa vào văn bản 1 để tìm ra thông tin về lời tựa cuốn sách của Henry Chabert.

- Ông Henry Chabert đã viết trong lời tựa cuốn sách “Sài Gòn 1698 – 1998: Kiến trúc, quy hoạch” rằng: “Thành phố này nói cho cùng là một ký ức nhắc nhở với ta về bao thế hệ con người khác nhau đã tạo dựng lên nó, bao biến cố thăng trầm lịch sử, nhưng đồng thời cũng nói lên bao niềm ước vọng”.

b

Học sinh cần gọi tên phép liên kết và xác định từ ngữ liên kết.

- Phép liên kết được sử dụng trong hai câu đầu của văn bản 2 là:

+ Phép lặp: từ “cuộc đời” và từ “thời gian”.

c

Thông điệp sẽ được rút ra qua nội dung của văn bản.

- Thông điệp của văn bản 1: Hãy trân trọng và học hỏi từ quá khứ, vì như vậy chính là ta đang trân trọng những giá trị văn hóa, nghệ thuật được đắp bồi trong lịch sử.

- Thông điệp của văn bản 2: Hãy trân trọng thời gian bằng cách sống trọn vẹn với từng phút giây, học hỏi thêm nhiều thứ và có thật nhiều trải nghiệm trong hiện tại.

d

Với những góc nhìn khác nhau, học sinh nêu ra mình quan tâm đến việc nào nhất. Cần nêu rõ việc mình quan tâm, lập luận để chỉ ra lí do mình quan tâm đến việc ấy nhất.

Một vài gợi ý:

- Em quan tâm đến việc “học hỏi từ quá khứ”, bởi vì:

+ Khi em “học hỏi từ quá khứ” của chính bản thân em, em sẽ biết được những bài học quý giá mà chính bản thân mình đã trải qua, biết được mình thành công do đâu hay thất bại vì điều gì. Từ đó em sẽ điều chỉnh suy nghĩ, thái độ sống trong hiện tại để sống tốt hơn và hạnh phúc hơn.

+ Khi em “học hỏi từ quá khứ” của mọi người xung quanh, em sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước, từ những kinh nghiệm đó em sẽ đúc rút thành bài học cho bản thân mình. Thông qua việc học hỏi từ quá khứ em cũng bồi đắp cho mình lòng biết ơn, sự trân trọng với những điều mà thế hệ đi trước đã làm được cho xã hội, cho đất nước, từ đó em sẽ trưởng thành hơn.

- Em quan tâm đến việc “trải nghiệm trong hiện tại”, bởi vì: thời gian của mỗi người có giới hạn, thời gian lại luôn chảy trôi mà không chờ đợi một ai, nếu ta không trân trọng và tận dụng những giây phút hiện tại để trải nghiệm thì ta sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội để thành công cũng như để hạnh phúc. Bên cạnh đó những trải nghiệm trong hiện tại sẽ giúp em trân trọng cuộc sống, biết hơn và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn. Em sẽ không buồn rầu về quá khứ, bớt lo lắng, sợ hãi cho tương lai mà chỉ cần tập trung vào những điều trước mắt. Từ đó cuộc sống của em sẽ trọn vẹn từng phút giây.

2


Phải chăng chỉ cần thời gian trôi qua bạn sẽ trưởng thành?

Ở góc nhìn nhìn tuổi trẻ, em hãy viết bài văn ngắn (500 chữ) để trả lời câu hỏi trên.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cảm nhận về hai khổ thơ cuối bài Sang thu. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác để thấy được những biến chuyển của thiên nhiên hoặc con người theo bước đi của thời gian. luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

* Giải thích:

* Bàn luận:

* Mở rộng vấn đề:

* Liên hệ:

c. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

3

Đề 1

Cảm nhận về hai khổ thơ cuối bài Sang thu. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác để thấy được những biến chuyển của thiên nhiên hoặc con người theo bước đi của thời gian.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Triển khai vấn đề:

1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

- Tác giả: Hữu Thỉnh (1942). Quê quán: Vĩnh Phúc. Là nhà thơ trưởng thành trong quân đội, mang đậm hồn quê Việt Nam, mộc mạc nhưng giàu rung cảm.

- Tác phẩm:

+ Hoàn cảnh sáng tác: 1977, in trong tập Từ chiến hào đến thành phố.

+ Khái quát: cảm nhận tinh tế trước cảnh vật giao mùa từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, êm dịu; suy ngẫm của tác giả về cuộc đời.

2. Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa

- Không gian rộng lớn của cảnh vật:

+ Nhân hóa dòng sông “dềnh dàng”: tĩnh lặng, trong trẻo với dòng chảy êm đềm. Con sông như đang được nghỉ ngơi sau một mùa hè vất vả.

-> Hình ảnh con người đi qua mưa bom bão đạn, đã đến lúc được nghỉ ngơi, sống chậm lại.

+ Nhân hóa chim “vội vã”: cánh chim bay về phương Nam để tránh rét đầy gấp gáp, vội vã.

- Cấu trúc đối lập: sông >< chim, dềnh dàng >< vội vã.

-> Hai câu thơ đối nhau, gợi ra hai hình ảnh đối lập: sông dưới mặt đất, chim trên bầu trời; sông “dềnh dàng” chậm rãi, chim “vội vã” lo lắng.

-> Sự khác biệt của vạn vật trên cao và dưới thấp trong khoảnh khắc giao mùa, tạo ra bức tranh thiên nhiên vừa cổ điển vừa hiện đại.

- Nhân hóa đám mây “vắt nửa mình”:

+ Gợi lên không gian cao rộng, trong trẻo lúc thu về, đám mây trở nên gần gũi, sinh động.

+ Gợi liên tưởng đến bước đi của thời gian: đám mây như một cây cầu đặc biệt để nối liền những ngày cuối hạ và đầu thu.

+ “Vắt”: bầu trời được chia đôi với hai khoảng không gian của hai mùa.

-> Chi tiết thực - hư hoà lẫn vào nhau tạo nên một chất thơ lãng mạn, bộc lộ nỗi bâng khuâng của tác giả trước vẻ dịu dàng êm mát của mùa thu.

3. Những chiêm nghiệm của nhà thơ

- “Vẫn còn”, “vơi dần”, “bớt”: chuyển biến tinh tế của cảnh vật sang thu: hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn.

- Nghệ thuật đối “vẫn còn” >< “vơi dần”; “nắng” >< “mưa”: tái hiện sự vận động trái chiều của hai hiện tượng thiên nhiên. Nắng vẫn còn nhưng không rực rỡ, chói chang. Mưa vẫn còn nhưng không ào ạt.

-> Sử dụng hình ảnh phù hợp với không khí thời điểm giao mùa, mùa nọ nối tiếp mùa kia.

- Những tác động của ngoại cảnh đến con người:

“Sấm cũng bớt bất ngờ/Trên hàng cây đứng tuổi”: Hai câu này có nhiều lớp nghĩa khác nhau.

+ Tả thực hiện tượng sấm chớp và hình ảnh hàng cây trong cơn mưa mùa hạ, hàng cây không còn bị giật mình vì tiếng sấm.

+ Ẩn dụ nghệ thuật:

“Sấm”: những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

“Hàng cây đứng tuổi”: con người đã trưởng thành về mặt tuổi tác, trải nghiệm nhiều trong đường đời.

-> Con người khi đã bước sang tuổi trung niên, có sự dày dặn kinh nghiệm cuộc sống, càng trở nên điềm tĩnh và vững vàng hơn trước thời cuộc và thay đổi của xã hội. -> Sự chuyển mình của đất nước sang một trang mới (hoàn cảnh sáng tác tác phẩm).

-> Chất triết lí đậm đà của bài thơ, khẳng định sức sống mãnh liệt của tâm hồn nhà thơ, dù đã “sang thu” vẫn còn rạo rực và nồng nàn hạ nắng.

4. Tổng kết

a. Nội dung

- Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa hữu tình, thi vị.

- Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, cuộc đời tha thiết của tác giả.

- Cảm nhận tinh tế của tác giả khi liên tưởng hình ảnh đất trời chuyển mùa từ hạ sang thu với những biến chuyển trong cuộc sống.

b. Nghệ thuật

- Thơ giàu hình ảnh và có giá trị biểu cảm.

- Giọng điệu linh hoạt, lúc êm dịu lúc rộn rã.

- Sử dụng từ láy, kết hợp nhiều biện pháp tu từ đặc sắc.

5. Liên hệ: Ánh trăng – Nguyễn Duy

c. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Đề 2

Từ tin nhắn của thời gian và từ những trải nghiệm trong quá trình đọc, hãy viết bài văn nghị luận về một quyền sách hoặc một tác phẩm văn học đã giúp em hiểu thêm về chính mình.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* Giải thích

- Hiểu về chính mình:

+ Biết về điểm mạnh, điểm yếu.

+ Nhìn nhận được những mối quan hệ xung quanh mình.

+ Xác định được ý nguyện, mong muốn cần được thực hiện trong đời.

- Liên hệ: Một quyển sách hoặc một tác phẩm văn học.

Lưu ý:

+ Sách được phân loại theo nhiều thể loại: Truyện, tiểu thuyết, tâm lý, văn học nghệ thuật…..

+ Tác phẩm văn học: Tác phẩm ngôn từ có tính nghệ thuật.

Học có thể lựa chọn tác phẩm mà mình yêu thích hoặc tâm đắc nhất.

* Bình luận, chứng minh

- Tin nhắn của thời gian:

+ Gửi cho tuổi trẻ + Lời nhắn nhủ: Tìm hiểu và phát triển bản thân thông qua học hỏi từ sách, chuẩn bị và xây dựng hành trang ngay từ thời điểm sung sức nhất của cuộc đời.

+ Bức tranh cuộc đời được biểu hiện bằng hình ảnh đồng hồ chia làm 4 phần. Tuổi trẻ là khoảng thời gian mỗi người bứt ra khỏi những trải nghiệm thuở niên thiếu để định hình cá tính, lý tưởng,... của riêng mình và tiếp tục phát triển, chiêm nghiệm trong hai giai đoạn tiếp theo - trung niên và tuổi già.

- Học sinh chọn phân tích một quyển sách/một tác phẩm văn học và các kiến thức văn học đã có để chứng minh: Sách/tác phẩm văn học đã giúp em hiểu thêm về chính mình. Sau đây là một số gợi ý triển khai nghị luận:

+ Giới thiệu về cuốn sách, tác giả, nội dung chính.

+ Bài học giá trị nhất/Những bài học, thông điệp được rút ra được từ tác phẩm đã giúp anh/chị hiểu rõ hơn bản thân mình.

+ Những biến chuyển trong nhận thức và hành động khi anh/chị nhận được bài học/thông điệp từ tác phẩm.

+ Lí giải những tác động của một tác phẩm đối với sự hình thành hiểu biết về chính mình:

  • Việc tiếp xúc với chất liệu ngôn từ giúp con người trở nên ổn định và bình tĩnh hơn để tiếp nhận thông tin → Xây dựng dữ liệu, nền tảng tri thức để hiểu biết về thế giới xung quanh, khám phá chính mình.
  • Sách/tác phẩm văn học cho ta biết về sự đa diện của cuộc sống, những số phận và cuộc đời khác nhau cùng chung sống với chúng ta → Nền tảng cho sự định hình về tâm lý, lối sống.
  • Sách chứa đựng những trải nghiệm của người viết → Cộng hưởng với lối suy nghĩ, trải nghiệm của người đọc để đưa ra những hướng suy nghĩ phù hợp với thời đại, với cách tư duy của mỗi người.

* Đánh giá vấn đề

- Việc hiểu về chính mình cần được diễn ra trong một quá trình, không nên vội vàng, hấp tấp.

- Dù còn mơ hồ hay chưa định hình rõ về bản thân, cần phải giữ vững những giá trị sống cơ bản về đạo đức và tuân thủ pháp luật, sống hướng thiện và hoà hảo với những người khác trong cộng đồng.

c. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.