- Robot TMB đào hầm metro Nhổn- Ga Hà Nội ở độ sâu gần 20m
- Metro Nhổn- Ga Hà Nội dự kiến vận hành đoạn trên cao vào cuối tháng 7
- Robot sẽ đào ngầm đường sắt đô thị Nhổn- Ga Hà Nội từ cuối tháng 7
Giấy chứng nhận được cấp cho đoạn trên cao của dự án metro này, từ ga S1 (Ga Nhổn) đến ga S8 (ga Cầu Giấy) và Depot cho Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (chủ đầu tư) và Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (đơn vị vận hành).
Về đặc tính kỹ thuật, đường sắt có khổ 1.435mm; đường đôi. Chiều dài đoạn tuyến trên cao 8,5km từ ga S1 (ga Nhổn) đến ga S8 (ga Cầu Giấy).
Mỗi đoàn tàu có 4 toa gồm toa xe động lực có buồng lái Mc; Toa xe động lực không có buồng lái M; Toa xe kéo theo không có buồng lái T; Toa xe động lực có buồng lái Mc.
Điện áp cung cấp 750 VDC, cấp điện bằng ray thứ 3. Phương thức điều khiển chạy tàu dựa trên thông tin liên lạc. Năng lực vận chuyển 23.900 hành khách/giờ/hướng.
Metro Nhổn- Ga Hà Nội vừa được cấp chứng nhận an toàn hệ thống, đang chờ nghiệm thu |
Giấy chứng nhận an toàn hệ thống là yêu cầu bắt buộc, thuộc điều kiện tiên quyết để đưa một dự án đường sắt đô thị vào vận hành thương mại.
Trước đó, ngày 29/7/2024, Bộ TN&MT đã cấp Giấy phép môi trường cho Ban Quản lý Đường sắt đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của đoạn trên cao dự án "Tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội" tại các quận: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa và Ba Đình.
Việc đạt được Giấy phép môi trường và Chứng nhận an toàn hệ thống là một cột mốc quan trọng, đánh dấu việc hoàn thành các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn cao nhất trong quá trình thi công và vận hành tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội. Đồng thời là bước tiến lớn hướng tới việc chính thức đưa đoạn trên cao của tuyến vào khai thác thương mại.
Ngày 31/7 Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã có buổi làm việc tại dự án để xem xét, chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình.
Khi đi vào vận hành chính thức, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội sẽ cung cấp một phương tiện giao thông công cộng hiện đại, nhanh chóng và thân thiện với môi trường, giúp người dân tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Đồng thời kết nối các khu vực đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và du lịch.
Trước đó, tại thông báo số 340/TB-VPCP ngày 22/7/2024 kết luận Phiên họp thứ 2 của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP HCM, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành các công việc, nội dung, thủ tục.
Phối hợp với các cơ quan của Bộ GTVT hoàn thành công tác thẩm định, cấp Giấy chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định; thủ tục cấp phép môi trường trong ngày 20-7-2024; hoàn thiện các thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu công trình trước ngày 26-7-2024) bảo đảm đưa tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao vào khai thác thương mại trước ngày 28/7/2024, nhất định không lùi tiến độ hoàn thành.
Dù vậy, hiện đã là 1/8, nhưng đoạn trên cao metro Nhổn- Ga Hà Nội vẫn chưa đưa vào vận hành. Trong khi đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cũng không đưa ra bất kỳ thông tin nào.