Dũng cảm, dám nói, dám làm

ANTĐ - Trong 5 năm qua, ngành y tế đã rất dũng cảm, dám nói, dám làm, y tế Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Văn Tiên khẳng định trong bài phát biểu tại Hội trường về lĩnh vực y tế .

Đại biểu Tiên cho rằng, điều đầu tiên là ngành Y tế dám làm, đó là sắp xếp lại bộ máy y tế rất lùng nhùng từ trước đến nay, ngang dọc trực thuộc huyện, thuộc tỉnh. Bây giờ đã quy về một mối - tỉnh quản lý. Đây là một điểm sáng, điểm mạnh cần ghi nhận.  

Vấn đề thứ hai, theo đại biểu Tiên, ngành y tế đã dám đi đúng các quy luật kinh tế, đó là điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Kể lại câu chuyện khi ban hành Kế hoạch điều chỉnh giá dịch vụ y tế, Thủ tướng từng hỏi Bộ trưởng Bộ Y tế: “Có dám tự tin không”. “Như vậy là Thủ tướng cũng lo, nhưng ngành Y tế đã quyết tâm”, ông Tiên nhấn mạnh. 

Dũng cảm, dám nói, dám làm ảnh 1

ĐBQH Nguyễn Văn Tiên phát biểu tại Hội trường (Ảnh: Trương Ngọc)

Vấn đề thứ ba, cũng là một dũng khí nữa của ngành y tế, ông Tiên cho biết, ngành y tế đã dám “bắt” các bác sĩ ở các tuyến trung ương, tỉnh đi huyện, xã làm. Đây là điều rất tốt để thúc đẩy phát triển, có như vậy chúng ta mới giảm tải được 40% tuyến trung ương, chứ nếu chúng ta không làm thì sẽ rất khó khăn.

Một điểm nổi bật nữa theo ĐBQH tỉnh Tiền Giang là hiện toàn ngành y đã phấn đấu được 77% dân số có BHYT, tăng 2% so với QH đề ra. Điều này sẽ tạo tiền đề cho ngành y tế, cho người dân được hưởng.

Tuy nhiên trong nghị quyết sắp tới của QH về vấn đề Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề nghị, phải bổ sung, trong 5 năm tới, chúng ta làm gì?

Theo đó, đại biểu Nguyễn Văn Tiên đề xuất, phải bảo đảm cung ứng sức khỏe và sự bình đẳng giữa miền núi và miền xuôi. Ông Tiên cho biết, khi Đoàn giám sát về y tế của Ủy ban Về các vấn đề xã hội đi giám sát ở miền núi, có một thực tế rằng, mặc dù người dân miền núi được Nhà nước lo đầy đủ nhưng họ vẫn rất ít đi khám chữa bệnh ở tuyến dưới. Tình trạng chi vượt quỹ KCB ngoại trú tại y tế xã chung toàn tỉnh gây khó khăn cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nguyên nhân là do chi phí vượt quỹ KCB ngoại trú tuyến xã ở vùng ngoại thị, nông thôn vùng thấp.

Ông Tiên đề nghị, không được tạo ra sự cào bằng như vậy. “Tiền Nhà nước đã cho rồi, nhưng chúng ta tổ chức thực hiện thế nào để cho người miền núi được hưởng, chứ nếu không chúng ta không bảo đảm được công bằng trong chính sách chăm sóc sức khỏe”, đại biểu Tiên bày tỏ.

Về vấn đề bình đẳng công tư y tế tư nhân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội cho biết, Ủy ban nhận được rất nhiều văn bản của hội y tế tư nhân khẳng định bệnh viện tư nhân chỉ làm việc 40% công suất. “Hiện nay gần như chúng ta chỉ quan tâm tới bệnh viện Nhà nước, còn bệnh viện tư nhân chúng ta thành lập ra để làm gì? Để người ta chơi, hay chúng ta sợ bị chiếm mất thị phần?

Chúng tôi nghĩ phải có chính sách rất bình đẳng. Đấy là chưa kể tới việc, đa số sai sót của chúng ta về y tế đều xảy ra nhiều ở y tế Nhà nước, còn bệnh viên tư nhân xảy ra rất ít”, đại biểu Tiên nói.

Đại biểu Tiên cũng phân tích, ngành y tế đã dám làm theo đúng quy luật. Tiền không thể tự sinh ra được, nếu mà Nhà nước không cho, bảo hiểm không trả thì người dân phải trả, chứ không có tiền ở đâu sinh ra.

Vấn đề thứ ba, cũng là một dũng khí nữa của ngành y tế, ông Tiên cho biết, ngành y tế đã dám “bắt” các bác sĩ ở các tuyến trung ương, tỉnh đi huyện, xã làm. Đây là điều rất tốt để thúc đẩy phát triển, có như vậy chúng ta mới giảm tải được 40% tuyến trung ương, chứ nếu chúng ta không làm thì sẽ rất khó khăn.

Một điểm nổi bật nữa theo ĐBQH tỉnh Tiền Giang là hiện toàn ngành y đã phấn đấu được 77% dân số có BHYT, tăng 2% so với QH đề ra. Điều này sẽ tạo tiền đề cho ngành y tế, cho người dân được hưởng.

Tuy nhiên trong nghị quyết sắp tới của QH về vấn đề Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề nghị, phải bổ sung, trong 5 năm tới, chúng ta làm gì?

Theo đó, đại biểu Nguyễn Văn Tiên đề xuất, phải bảo đảm cung ứng sức khỏe và sự bình đẳng giữa miền núi và miền xuôi. Ông Tiên cho biết, khi Đoàn giám sát về y tế của Ủy ban Về các vấn đề xã hội đi giám sát ở miền núi, có một thực tế rằng, mặc dù người dân miền núi được Nhà nước lo đầy đủ nhưng họ vẫn rất ít đi khám chữa bệnh ở tuyến dưới. Tình trạng chi vượt quỹ KCB ngoại trú tại y tế xã chung toàn tỉnh gây khó khăn cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nguyên nhân là do chi phí vượt quỹ KCB ngoại trú tuyến xã ở vùng ngoại thị, nông thôn vùng thấp.

Ông Tiên đề nghị, không được tạo ra sự cào bằng như vậy. “Tiền Nhà nước đã cho rồi, nhưng chúng ta tổ chức thực hiện thế nào để cho người miền núi được hưởng, chứ nếu không chúng ta không bảo đảm được công bằng trong chính sách chăm sóc sức khỏe”, đại biểu Tiên bày tỏ.

Về vấn đề bình đẳng công tư y tế tư nhân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội cho biết, Ủy ban nhận được rất nhiều văn bản của hội y tế tư nhân khẳng định bệnh viện tư nhân chỉ làm việc 40% công suất. “Hiện nay gần như chúng ta chỉ quan tâm tới bệnh viện Nhà nước, còn bệnh viện tư nhân chúng ta thành lập ra để làm gì? Để người ta chơi, hay chúng ta sợ bị chiếm mất thị phần?

Chúng tôi nghĩ phải có chính sách rất bình đẳng. Đấy là chưa kể tới việc, đa số sai sót của chúng ta về y tế đều xảy ra nhiều ở y tế Nhà nước, còn bệnh viên tư nhân xảy ra rất ít”, đại biểu Tiên nói.