Đối tượng xâm hại trẻ em, phần lớn là người quen

ANTD.VN - Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, trong 5 năm từ 2012 đến 2016 có gần 5.000 trẻ em bị bạo hành, xâm hại. Một trong những nguyên nhân chính của vấn nạn này chính là nhận thức về vai trò, trách nhiệm đối với công tác bảo vệ trẻ em nói chung và công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng tại một số nơi còn chưa đầy đủ, sâu sắc. 

Chưa đầy 1 tuổi, nhưng cháu bé này đã phải chịu những nỗi đau của đòn roi, của bạo lực vô cùng tàn nhẫn… Đó không chỉ là những vết bầm tím mà còn là cả về chấn thương về tinh thần…. Cháu bị bỏ rơi trong bệnh viện với tình trạng này và điều gây hoang mang hơn nữa là cháu bé trước đó đã được truyền tay nuôi từ hết người này sang người khác… mà không phải người thân của mình.

PV Thiếu tá Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng CAP Láng Thượng, Hà Nội: Sau khi tiếp nhận thông tin CAP Láng Thượng đã cử người xuống trực tiếp xác minh. Qua xác minh chúng tôi khẳng định đây là vụ xâm hại trẻ em rất nghiêm trọng.

PV Bà Nguyễn Thu Hằng – Tổ trưởng tổ dân phố 16, phường Nguyễn Trung

Trực, Ba Đình, Hà Nội: Cháu đưa đến tay Hằng này là qua mấy người chứ không phải một người. Không phải là con nên mới có bạo hành như thế. Hằng thực tế đây là hộ khẩu nhưng không ăn ở, cứ đi đi về về.

Những cái tát như trời giáng….

Tất cả sự giận giữ của người lớn đang dồn nén vào đứa trẻ nói chưa sõi….

Hàng nghìn vụ xâm hại, bạo hành trẻ em như thế này xảy ra mỗi năm đều do người dân phát giác. Các em chỉ thoát khỏi cơn ác mộng khi đang nằm trên giường bệnh. Đâu là nguyên nhân khiến các em không được bảo vệ kịp thời? 

PV ThS.BS Nguyễn Trọng An - Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu & Đạo tào phát triển cộng đồng: Bao nhiêu vụ việc toàn do nhà báo, do láng giềng hoặc đâu đó phát hiện chứ không phải cán bộ chăm sóc bảo vệ trẻ em phát hiện. Vì sao. Vì bây giờ thiếu cái đội ngũ này rồi… Đội ngũ để phát hiện sớm bạo hành bạo lực xâm hại trẻ em, đội ngũ tư vấn cho các gia đình để phòng ngừa ngăn chặn sớm không còn nữa. Mà cái mạng lưới của chúng ta hổng cái chân đế, không có đội ngũ phòng ngừa, phòng bị, dự phòng.

PV Luật sư Trương Anh Tú - Đoàn Luật sư TP Hà Nội: Cấp xã phường, cơ sở, chúng ta chưa có người chuyên trách bảo vệ trẻ em, dẫn tới việc không chuyên trách tức là không chuyên nghiệp. Các cán bộ phải làm kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, do đó chất lượng bảo vệ trẻ em không cao.

Luật trẻ em đã có hiệu lực và nêu rõ trình tự bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ: Phòng ngừa; Hỗ trợ; Can thiệp... Đã đến lúc hành vi bạo lực đối với trẻ em phải được ngăn chặn triệt để, vai trò và trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp cơ sở cần được nâng cao và các cấp chính quyền, nhân dân, các tổ chức đoàn thể cần phối hợp chặt chẽ để đánh giá nguy cơ trẻ em bị xâm hại trước khi hành vi này xảy ra.

PV Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Bộ LĐTB&XH: Nghị định 56 của CP quy định chi tiết 1 số điều trong Luật trẻ em 2016 thì sẽ làm cho trách nhiệm mỗi bộ ngành, mỗi chính quyền địa phương sẽ tốt hơn. Về phía ngành LĐ-TBXH thì chúng tôi khẳng định sẽ làm tốt 2 công việc chính khi có vụ bạo hành xảy ra đó là hỗ trợ tốt nhất cho gia đình nạn nhân và chúng tôi sẽ phối hợp tốt với cơ quan điều tra để đảm bảo xử lý đúng người đúng tội...

PV ThS.BS Nguyễn Trọng An - Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu & Đạo tào phát triển cộng đồng: Đường dây 1800 1567 được gọi là phím số kỳ diệu của cục bảo vệ trẻ em trước đây bây giờ được quy định là đường dây quốc gia bảo vệ trẻ em, phải truyền thông cho người dân VN, các bậc cha mẹ đặc biệt là các cấp lãnh đạo cấp cơ sở là có đường dây như thế. Có vấn đề gì ông gọi ngay, nếu ông chưa biết được trách nhiệm thì đường dây sẽ hỗ trợ ông… 

Bạo lực, xâm hại trẻ em để lại hậu quả nhức nhối cho chính các em, gia đình và xã hội. Vì vậy, công tác phòng ngừa càng phải đặt lên hàng đầu, trước hết là trang bị cho trẻ những kỹ năng phòng vệ, kêu gọi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, gia đình và xã hội, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. 

Luật bảo vệ trẻ em không chỉ là hành lang pháp lý để bảo vệ trẻ, mà còn là cơ sở để giám sát hiệu quả công tác này tại từng địa phương. Hơn hết, trẻ em đang cần được bảo vệ bằng những hành động cụ thể chứ không phải trên các loại văn bản, giấy tờ hành chính.