[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn: "Sát thủ" vô hình đối với sức khỏe con người

ANTD.VN - Những ngày đầu năm 2019,  hàng loạt đô thị lớn ở châu Á lâm vào tình trạng ô nhiễm không khí cực kỳ nghiêm trọng do mật độ bụi siêu mịn tăng cao. Cùng đi tìm hiểu bụi siêu mịn là gì và những ảnh hưởng nghiêm trọng của chúng tới sức khỏe con người.
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
Theo VnExpress, bụi mịn hay bụi PM2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí có kích thước 2,5 micron trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người). Nó được hình thành từ các chất như carbon, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
Khẩu trang bình thường cũng khó ngăn nổi những hạt bụi siêu mịn PM 2.5 "xâm nhập" vào cơ thể người dân
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
Khi nồng độ bụi PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cảnh báo, bụi mịn PM2.5 có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây nên tình trạng khó thở; đặc biệt nguy hiểm với những người mắc bệnh phổi, hen phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
Theo Health, tiếp xúc với các hạt mịn có thể gây ra các ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn như ho, hắt hơi, sổ mũi và khó thở
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
Nguyên nhân chính là do bụi PM 2.5 cộng với khí CO hay SO2, NO2 gây kích ứng niêm mạc đồng thời cản trở hemoglobin kết hợp oxi khiến tế bào thiếu oxi dẫn đến suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
Biểu đồ chất lượng không khí các quận ở Hà Nội năm 2018. Ảnh: Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
Bụi siêu mịn khi tiếp xúc lâu dài gây gia tăng tỷ lệ viêm phế quản mãn tính, giảm chức năng phổi và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
Ước tính rằng, PM2.5 tăng 10 µg/m3 thì số bệnh nhân cấp cứu vì bệnh cao huyết áp sẽ tăng 8%, các bệnh về tim mạch cũng tăng lên. Do đó, những người có vấn đề về hô hấp và tim, trẻ em và người già nhạy cảm với bụi bẩn cần cẩn thận để đề phòng biến chứng
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
Đối với những người thường xuyên làm việc trong môi trường ngoài trời như cảnh sát giao thông còn có khả năng bị các triệu chứng hô hấp và suy giảm chức năng phổi như viêm xoang ở người lớn và bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
Các bà mẹ tiếp xúc lâu ngày có thể bị sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh và tử vong
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
Bụi PM2.5 còn được mệnh danh là "sát thủ âm thầm" bởi nó có thể thúc đẩy bệnh xơ gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và rối loạn chức năng gan. PM2.5 gây ra kháng insulin, viêm và góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
Ngoài ra, bụi mịn còn tấn công vào phế nang, vượt qua vách ngăn khí - máu để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Một nghiên cứu của Mỹ được công bố vào năm 2015 cho thấy việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí có thể khiến não bộ già đi nhanh hơn
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
Ngoài ra, theo Dân trí, bụi siêu mịn PM 2.5 còn gây tắc nghẽn lỗ chân lông, làm suy giảm các chức năng da, dẫn đến nhiều dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn hay da chảy xệ, mất đi độ đàn hồi, đồng thời da sẽ trở nên nhạy cảm hơn, là môi trường đắc địa cho vi khuẩn tấn công, dẫn đến nhiễm trùng
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn:
[ẢNH] Ô nhiễm bụi siêu mịn: