Độc đáo vải sợi tơ chuối huyền thoại của người Việt xưa

ANTD.VN - Trong các sản phẩm từ nghề dệt vải của người Việt xưa, có một sản phẩm rất quý giá, được đánh giá rất cao, đó là vải tơ chuối - loại vải dệt từ sợi của thân cây chuối.

Theo một số tài liệu, vải sợi chuối được cho là sản xuất đầu tiên ở Philippines nhưng Việt Nam là nơi sản xuất vải sợi chuối từ xa xưa. Ảnh: Lao Động

Trong khi đó, ở Trung Quốc, loại vải này được gọi là vải Giao Chỉ. Ảnh: Báo An Giang

Theo tư liệu trong sách Ngô Lục, Trung Quốc, vải tơ chuối đã từng được người Việt xưa dệt để mặc và tiến xa hơn là sản xuất đại trà, xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Báo An Giang

Không chỉ là nguồn gốc tự nhiên, vải sợi chuối còn dễ phân hủy và khi sản xuất không có chất hóa học nên thân thiện với môi trường. Ảnh: GCE

Chất liệu từ sợi chuối mềm mại, bóng mượt không gây kích ứng da, lại duy trì màu sắc, độ bóng kèm khả năng chịu lực tốt nên có độ bền rất cao. Ảnh: GCE

Ngoài ra, vải sợi chuối còn nhiều ưu điểm như hút ẩm, thoáng khí, kháng khuẩn, ngăn mùi, giảm bị nấm mốc. Ảnh: GCE

Để làm ra sợi, thân chuối được đưa vào máy xẻ làm bốn, sau đó dùng tay tách ra từng bẹ và đưa vào máy ép cho mềm, bớt nước. Ảnh: GCE

Tiếp đó là mang bẹ chuối đã rọc đi phơi nắng khoảng 4 ngày, kiểm tra bẹ chuối khô có độ dẻo, dai thì gom lại, dây này có thể đan các loại giỏ xách, nón, rổ, bàn, ghế... Ảnh: Lao Động

Sau khi ép thân chuối sẽ được tuốt lại loại bỏ bã, giữ lại phần sợi dai mỏng, trắng tinh. Ảnh: GCE

Phần sợi này sau khi phơi đủ nắng sẽ được bó lại cho gọn cung cấp cho các nơi chế biến tiếp tục để làm sợi dệt vải