ANTD.VN - Những sinh vật có khả năng tự phát quang sinh học là một trong những hiện tượng thiên nhiên thú vị luôn thu hút sự tò mò và khám phá của các nhà khoa học.
Loài Springhare, Nam Phi phát sáng nhờ bộ lông có thể hấp thụ tia cực tím, và phát lại thành màu có thể nhìn thấy được, có nhiều màu hồng, đỏ và cam
Ốc Clusterwink, Australia được xem là loài ốc kỳ lạ nhất thế giới vì chúng có thể tự phát ra ánh sáng
Ốc Clusterwink phát quang sinh học dựa trên một phản ứng hóa học bên trong cơ thể chúng. Khi chạm vào, chúng sẽ phát ra một ánh sáng nhấp nháy màu xanh lá cây
Đom đóm phát sáng từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm các tế bào phản quang phản chiếu ánh sáng ra ngoài qua lớp da trong suốt
Thực vật phù du phát quang sinh học xuất hiện ở tất cả các đại dương trên thế giới
Phổ biến nhất trong số này là Dinoflagellate là những sinh vật phù du biển đơn bào nhỏ còn được gọi là thực vật lửa
Cá lồng đèn (Anglerfish) có một mấu thịt phát triển ở đầu phát sáng, có chức năng hoạt động như một mồi câu
Bọ cạp sở hữu một loại chất hóa học được bao phủ bên ngoài của cơ thể, loại chất này có thể phát quang trong môi trường ánh sáng cực tím
Nấm Sò đắng (Panellus Stipticus) tỏa ánh sáng rực rỡ, dễ dàng nhìn thấy chúng dù trong điều kiện ánh sáng rất yếu
Nấm ma (Omphalotus nidiformis) chứa hợp chất illudin - một chất phát quang, gây ngộ độc cho con người khi ăn phải
Tắc kèo hoa có khả năng đổi màu liên tục theo môi trường, dưới ánh sáng tia cực tím, xương của nhiều loài tắc kè hoa còn có khả năng phát ra ánh sáng huỳnh quang.