Đề xuất xây dựng 14 cầu qua sông Hồng, sông Đuống

ANTD.VN - Để tăng cường tính kết nối giao thông trên địa bàn Thủ đô, giảm ùn tắc vào giờ cao điểm, theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong giai đoạn 2016 đến 2030, TP Hà Nội sẽ xây dựng mới 14 cầu qua sông Hồng, sông Đuống, đoạn trên địa bàn Hà Nội. Đề xuất này đang nhận được nhiều ý kiến từ dư luận và các chuyên gia giao thông đô thị.

Theo dự kiến quy hoạch được đề xuất đến năm 2021 sẽ có 6 cây cầu bắc ngang qua sông Hồng, sông Đuống với tổng đầu tư gần 57.000 tỷ đồng. Tuy nhiên trước mắt sẽ ưu tiên triển khai 4 cầu: Cầu Tứ Liên, cầu Sông Đuống 2, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Giang Biên, trong số đó, đáng chú ý là dự án cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng nối khu vực trung tâm quận Tây Hồ với khu vực mới đang phát triển ở huyện Đông Anh với tổng mức đầu tư 17.000 tỷ đồng. Với mức đầu tư lớn này, Sở kế hoạch và đầu tư cho biết, sẽ không sử dụng nguồn vốn ngân sách, 4 cây cầu này sẽ được xây dựng theo hình thức hợp tác công tư PPP loại hợp đồng BT hoặc BOT.

PV Tiến sỹ Phan Lê Bình – Chuyên gia JICA, Giảng viên chương trình đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật Hạ tầng:  Về định hướng lớn thì tôi nghĩ đó là một quan điểm rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên với mỗi trường hợp chính quyền thành phố phải có ứng xử hợp lý.

PV Tiến sỹ Nguyễn Hữu Đức -  chuyên gia giao thông: Giao thông vận tải là phải đón trước một chút tôi nghĩ đây cũng là thời điểm thích hợp để xây dựng.

Cũng theo các chuyên gia, các cây cầu này mang định hướng phát triển kinh tế nhiều hơn, và đây chính là thời điểm xây dựng hợp lý. Bởi hiện tại các đơn vị thiết kế xây dựng của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, và đầy đủ khả năng đáp ứng về các tiêu chí xây dựng. Đồng thời các cây cầu xây dựng qua các con sông không chỉ có giá trị sử dụng mà còn mang đậm nét văn hóa đó chính là động lực để thủ đô Hà Nội phát triển mạnh về kinh tế trong tương lai.

PV Tiến sỹ Nguyễn Hữu Đức -  chuyên gia giao thông: trong trường hợp đất nước đang phát triển như chúng ta phát triển cầu còn mang ý nghĩa điểm nhấn về phát triển văn hóa về du lịch nữa…

Các cây cầu sẽ được xây dựng qua sông Hồng, sông Đuống không chỉ có tác dụng khép kín và tạo sự liên kết các tuyến đường vành đai 3, 3,5 và 4, đồng thời tạo cú hích mở thêm hướng phát triển đô thị Hà Nội về phía Bắc sông Hồng, tạo động lực thủ đô Hà Nội phát triển mạnh về kinh tế trong tương lai.