Dấu hiệu phát “ốm” vì công việc

(ANTĐ) - Trong công việc, nhiều người cảm thấy nhức mỏi, căng thẳng nhưng cho đó là điều bình thường vì ai cũng vậy.
Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu, triệu chứng chứng tỏ công việc của bạn, hoặc cách bạn xử lý công việc hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung.
Dấu hiệu phát “ốm” vì công việc ảnh 1
Mệt mỏi, hoài nghi và không hiệu quả Đây thường là dấu hiệu ban đầu chứng tỏ sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống mà nếu không kiểm soát, có thể dẫn đến kiệt sức. Các đối tượng này cảm thấy ngày càng không hứng thú với công việc và mệt mỏi bất thường mặc dù có nghỉ ngơi. Một số khác thì thấy dấu hiệu rõ ràng hơn, đó là hiện tượng dù vẫn làm việc bình thường nhưng không hiệu quả.Thay đổi thể chất và hành vi Đôi khi, cảm giác tức giận, thất vọng và thờ ơ có thể ảnh hưởng đến cách mọi người hành xử và quan điểm của họ. Người đó có thể thay đổi lạ lùng từ một người luôn quần áo chau chuốt, chỉnh tề đến thái độ không cần chăm sóc đến ngoại hình của mình. Cũng có thể ai đó do công việc mà tăng hoặc giảm cân đột ngột. Có cả những thay đổi về hành vi khó nhận biết hơn nhưng các dấu hiệu phổ biến là hay cáu gắt, giận dữ hay thất vọng.Nhạy cảm với bệnh nhẹ, nhức mỏi, và đau Ảnh hưởng của công việc có thể làm cho ai đó nhạy cảm hơn với bệnh “xoàng”, chẳng hạn bị ho, cảm lạnh thường xuyên hơn. Nếu không, họ cũng có thể bị đau, nhức mỏi dễ dàng hơn. Nghiện việc Đôi khi, để cân bằng lại cảm giác mất hứng thú và làm việc không hiệu quả, mọi người có thể có xu hướng “nghiện việc”, tức là đặt công việc lên trên hết khiến công việc can thiệp vào cuộc sống gia đình và các mối quan hệ xã hội. Trong trường hợp này, người “nghiện việc” luôn nỗ lực cao nhất với suy nghĩ công việc sẽ giúp họ lấy lại hiệu suất và niềm đam mê. Tuy nhiên, căng thẳng thêm sẽ khiến công việc kém hiệu quả.Mất ngủ và rối loạn giấc ngủ Giấc ngủ bị phá vỡ cũng có thể là dấu hiệu của sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đặc biệt là với những người làm việc theo ca. Thực tế đơn giản là nếu có quá nhiều điều xâm chiếm tâm trí bạn, việc ngủ hay thư giãn sẽ khó khăn hơn. Tóm lại, nếu bạn lo lắng về việc liệu công việc có phải là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe hay không, hãy tìm bác sĩ để được tư vấn. Tuy nhiên, trước tiên, điều quan trọng mà mọi người cần nhớ rằng con người không phải là một cái máy. Ai cũng cần có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sau khi tập trung hết sức cho công việc. Nói như một chuyên gia thì: “Với người sử dụng lao động, xin nhắc rằng người lao động - nguồn nhân lực - là tài sản có giá trị nhất, họ cần phải được nuôi dưỡng và chăm sóc để có sức tái sản xuất. Còn với người lao động, mọi người có nghĩa vụ tự bảo vệ sức khỏe mình vì nếu không, không ai làm hộ điều đó”.